Chẩn đoán Triple test

Vì sao các mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test?

Với xét nghiệm Triple test tầm soát dị tật thai nhi, mẹ bầu có thể phát hiện sớm những bất thường bẩm sinh ở thai nhi nếu có. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp các bác sĩ có hướng điều trị tích cực nhất có thể.

1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test là gì? Ý nghĩa?

Xét nghiệm Triple test là loại xét nghiệm sinh hóa, dùng để đánh giá thai nhi có nguy cơ cao hay thấp với các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp.

Triple Test tương tự như Double Test là đều sử dụng máu mẹ trong thai kỳ để xét nghiệm các chỉ số sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền ở thai nhi. Tuy nhiên, khác với Double Test, Triple Test cho ra 3 chỉ số liên quan đến thai nhi:

· AFP (alpha-fetoprotein): Một loại protein sản xuất bởi bào thai.

· hCG: Một loại Hormone được sản xuất ở nhau thai.

· Estriol: một loại estrogen (dạng hormone) sản xuất bởi bào thai và nhau thai.

Ba chất này đều được thai nhi và nhau thai sản xuất tự nhiên, tồn tại trong máu thai phụ. Bất cứ bất thường nào ảnh hưởng thì nồng độ của 3 thông số này cũng thay đổi theo, xét nghiệm Triple test dựa vào điều này để đánh giá tầm soát nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh.

2. Đối tượng nào cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test?

Tất cả phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test. Đặc biệt đối với các phụ nữ có nguy cơ cao như:

· Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh

· Trên 35 tuổi

· Có sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai

· Bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin

· Bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai

· Có tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao

3. Mẹ bầu nên làm xét nghiệm Triple test vào khoảng thời gian nào của thai kỳ?

Xét nghiệm Triple test được thực hiện từ tuần thứ 15-20 của thai kỳ, tuy nhiên để kết quả chính xác nhất thai phụ nên làm vào tuần thai 16-18.

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm Triple test

  • Bước 1: Bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm
  • Bước 2: Kỹ thuật viên lấy khoảng 2-4ml máu tĩnh mạch mẹ bầu
  • Bước 3: Khai thác thông tin: tên, tuổi, chiều cao, cân nặng, tiền sử của mẹ; khoảng sáng sau gáy, chiều dài đầu – mông của thai nhi qua siêu âm
  • Bước 4: Thực hiện xét nghiệm tại labo
  • Bước 5: Trả kết quả, bác sĩ tư vấn

5. Trả lời kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test như thế nào?trước sinh Triple test như thế nào?

Đối với kết quả xét nghiệm Triple Test, thai phụ cần quan tâm tới 3 chỉ số cơ bản là AFP (alpha fetoprotein), hCG ((beta-human chorionic gonadotropin) và estriol (free estriol):

· Nếu hàm lượng AFP (alpha fetoprotein) cao: thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu 1 phần não.

· Nếu hàm lượng AFP (alpha fetoprotein) thấp, hàm lượng hCG và estriol có những bất thường thì khả năng thai nhi mắc hội chứng Down, hội chứng Edward hoặc các bất thường di truyền khác.

6. Nên làm gì khi kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test bất thường?

Nếu kết quả xét nghiệm Triple test bất thường, các nhà lâm sàng sẽ định hướng mẹ bầu làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn hay thủ thuật như NIPT, chọc ối hay sinh thiết nhau thai.

Xét nghiệm không cần nhịn ăn sáng, trường hợp nếu nhịn ăn sáng được thì càng tốt, để mình có thể kết hợp kiểm tra các chỉ số sinh hoá, huyết học khác để theo dõi sức khoẻ của sản phụ.

– Vẫn có thể làm thêm Triple test thì 2 xét nghiệm ở 2 giai đoạn 2 khác nhau, chỉ số chẩn đoán khác nhau. Do đó việc làm thêm có thể do bác sĩ yêu cầu hoặc khách hang có nhu cầu.

– Xét nghiệm Double test hay Triple test đều giúp bác sĩ xác định nguy cơ thai nhi mắc các hội chứng bao gồm: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18).

– Xét nghiệm Double test hay Triple test đều giúp bác sĩ xác định nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down

– Tuy nhiên, Double test có thể phát hiện thêm hội chứng Trisomy 13 (thừa NST 13), trong khi Triple test có thể tìm ra nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Hiện tại Drlabo thu phí là 500,000 vnd

Là xét nghiệm rất cần thiết trong sàng lọc trước sinh các bệnh: Hội chứng Down thừa NST 21, hội chứng Trisomy thừa NST 18, nguy cơ dị tật ống thần kinh