1. Tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?
Tai biến mạch máu não có hai loại là xuất huyết não và nhồi máu não. Trường hợp tai biến xuất huyết não cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong thời gian tính bằng phút, còn trường hợp tai biến nhồi máu não có thể cấp cứu trong vòng 4 – 5 tiếng sau khi xuất hiện tai biến, nhưng nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cấp cứu càng sớm càng giảm thiểu được khả năng di chứng ảnh hưởng.
Số người tử vong do tai biến mạch máu não ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế, liệt và nằm trong top 3 nguyên nhân gây tử vong lớn nhất thế giới.
2. 10 dấu hiệu tai biến mạch máu não
2.1. Khuôn mặt buồn rầu, mặt bị méo một bên
Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhân cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.
2.2. Khả năng cử động của cánh tay giảm dần
2.3. Thị lực giảm dần
2.4. Nói lắp
2.5. Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được
2.6. Hoa mắt, chóng mặt
2.7. Dáng đi bất thường
2.8. Đau đầu
2.9. Nấc cục
2.10. Khó thở
3. Cách xử lý khi có dấu hiệu tai biến
Một vài cách sơ cứu bệnh nhân tai biến trong thời gian đợi xe cấp cứu:
- Quan sát các biểu hiện của bệnh nhân để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế khi họ tới. Việc này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị cấp cứu.
- Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, đầu kê cao khoảng 30 độ
- Nới lỏng quần áo
- Nhắc nhở bệnh nhân hít thở sâu và chậm rãi
- Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, tránh để các chất nôn sộc lên mũi bệnh nhân gây khó thở.
- Trường hợp bệnh nhân co giật cần lấy khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay một thanh que dài đặt ngang giữa hai hàm răng của bệnh nhân để bệnh nhân không cắn vào lưỡi trong quá trình bị co giật.
Mục tiêu xử lý khi bị tai biến là tái thông mạch máu càng sớm càng tốt. Đối với người bị tai biến, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.
Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các dấu hiện nhận biết tai biến mạch máu não, cách xử lý tai biến sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của ĐQN, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.
Để được tư vấn thêm hãy liên hệ với Drlabo
Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.