5 biến chứng thai sản mẹ bầu cần biết

20 Tháng Mười Hai, 2021

1. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ, trong đó phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung. Theo bác sĩ Lê Mai Thùy Linh, Trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ như: Vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng. Trong đó, khoảng hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung. Thai ngoài tử cung sẽ không được bảo vệ bởi buồng tử cung. Nếu không điều trị kịp thời, túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng của mẹ bầu.

Những người phụ nữ mang thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu như: Ra máu âm đạo; đau vùng bụng dưới và đau lưng; căng tức vùng bụng một bên. Trường hợp khối thai ngoài tử cung phát triển to, có thể sẽ có triệu chứng rõ hơn như: Đau bụng hay vùng chậu đột ngột, dữ dội; đau vai; toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt và có thể ngất.

Thai ngoài tử cung có sinh được không?

  • Sàng lọc sơ sinh – “Chìa khóa vàng” bảo vệ mầm non tương laiViệc thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp cha mẹ phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh của con để có phương án can thiệp và điều trị kịp thời.
  • Cách phòng tránh dị tật bẩm sinh mẹ bầu cần biếtDị tật bẩm sinh là những bất thường về nhiễm sắc thể, cấu trúc hoặc chức năng trong quá trình mang thai. Vậy cách phòng tránh dị tật bẩm sinh như thế nào?
  • 5 xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thaiTrong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần phải làm các xét nghiệm để theo dõi và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

2. Sảy thai

Sảy thai là tình trạng mất thai trong giai đoạn của thai kỳ. Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm từ 10 – 15% tổng số ca mang thai, trong đó, 80% trường hợp sảy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà – Nguyên là giám đốc Y khoa tại bệnh viện Phụ Sản Mekong thành phố Hồ Chí Minh cho biết các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sảy thai là:

  • Do sự thay đổi về gen, hoặc biến đổi gen, hoặc đột biến gen
  • Thai phụ có vấn đề ở tử cung như tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa…
  • Khi hệ miễn dịch của thai phụ hoạt động quá mức hoặc dưới mức cho phép đều có thể gây sảy thai.
  • Thai phụ bị các bệnh lý nội khoa như bệnh tuyến giáp, cường giáp, nhược giáp hoặc là các bệnh lý đái tháo đường…
  • Phụ nữ bị bệnh đa nang buồng trứng.
  • Khi phụ nữ gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm
  • Phụ nữ thường dùng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai và phát triển của thai nhi.

Chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội và chuột rút là một trong những dấu hiệu của sảy thai. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề khác trong thai kỳ, vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất.

3. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20 trở đi).

Đối với mẹ bầu:

  • Phù não, xuất huyết não – màng não.
  • Phù võng mạc, mù mắt.
  • Suy thận cấp.
  • Chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan.
  • Suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng).
  • Rối loạn đông – chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu.
  • Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn.

Đối với thai nhi:

  • Thai chậm phát triển trong tử cung
  • Thai chết lưu trong tử cung.
  • Sinh non do tiền sản giật nặng.

Đặc biệt, tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP – tan huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.

Cách phòng ngừa tiền sản giật

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và các chất kích kích như rượu, bia…
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, giữ tinh thần luôn vui vẻ thoải mái
  • Khám thai định kỳ đầy đủ và đúng hẹn
  • Quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể, nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị tiền sản giật hiệu quả.

4. Sinh non

Sinh non là trường hợp những đứa trẻ được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ. Theo BSCK II Trần Liên Anh – Trưởng khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết, trẻ sinh non thường phải đối mặt với các nguy cơ sau sinh như: Suy hô hấp, vàng da bệnh lý, thiếu máu, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, xuất huyết não, giảm thính lực, bệnh võng mạc… thậm chí là đột tử. Tuổi thai càng thấp thì nguy cơ càng cao.

5. Nhau tiền đạo

Ở vị trí bình thường, bánh nhau thường bám vào phần đáy hoặc thân tử cung. Nếu bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hay che kín cổ tử cung thì được gọi là nhau tiền đạo.

Đăng trong Mẹ bầu