1. Duy trì cân nặng hợp lý
– Thừa cân làm tăng nguy cơ các loại ung thư như đại tràng, vú, gan, khối u tiền liệt tuyến… Để giữ trọng lượng khỏe mạnh, cần cắt giảm chất béo và các thực phẩm có đường, cân đối khẩu phần ăn và cố gắng tập thể dục nhiều hơn.
2. Tăng cường hoạt động thể chất
– Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường các hormone khỏe mạnh, tốt cho tim, phổi cũng như làm giảm nguy cơ nhiều loại ung thư. 10 phút tập thể dục mỗi ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa.
3. Ăn nhiều thực phẩm xanh
– Chế độ ăn thực vật bao gồm nhiều rau, trái cây, đậu, ngũ cốc… giảm nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, phổi… Chúng cũng chứa các chất phytochemical, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi hư hại dẫn đến ung thư.
– Hơn nữa, rau xanh và trái cây chứa ít calo, giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Chất xơ được tìm thấy trong ngũ cốc, bánh mì, mì ống cũng làm giảm nguy cơ ung thư ruột.
4. Hạn chế uống rượu, thuốc lá
– Rượu có mối liên hệ với các loại ung thư miệng, cổ họng, thực quản, gan, ruột và ung thư vú. Các chuyên gia hàng đầu khuyên tránh uống rượu càng nhiều càng tốt để giúp ngăn ngừa ung thư. – Nam giới không nên uống quá 2 ly và phụ nữ nên uống không quá 1 ly thức uống có cồn mỗi ngày.
– Thuốc lá gây ra khoảng 90% của bệnh ung thư phổi và ung thư ở nhiều bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả miệng, môi, cổ họng, thanh quản, thực quản, bàng quang, thận, gan, dạ dày, tuyến tụy…
5. Cắt giảm muối
– Muối có thể làm tăng hương vị bữa ăn nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ huyết áp cao và ung thư dạ dày. Các nhà khoa học tin rằng muối có liên quan đến bệnh ung thư vì làm tổn hại niêm mạc của dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng nên tiết giảm thực phẩm giàu năng lượng. Ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thức uống có ga, nước tăng lực… làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì dẫn đến ung thư.