1. Đừng quá tỏ ra phấn khích
Đừng hét toáng, trầm trồ, quá phấn khích… trước em bé mới sinh. Điều này không tốt cho cả em bé và mẹ bầu mới phục hồi sau sinh.
2. Tránh thơm hay hôn bé, dù là thơm miệng hay thơm má
Thậm chí không nên trực tiếp chạm vào da em bé. Trẻ còn rất nhỏ, làn da mỏng rất dễ bị kich ứng và nhiễm khuẩn.
3. Hạn chế bế – đung đưa – lắc mạnh
Não trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm và chưa hoàn thiện, ổn định, cần rất chú ý tới các cử chỉ rung lắc, cả về tần số hay lực, và cách bế.
4. Đừng quá hoảng loạn, mất bình tĩnh nếu trẻ không ngừng khóc hoặc khóc quá nhiều khi bạn đến
Điều tự nhiên của bất kỳ bé sơ sinh nào đó là “khả năng khóc”! Hãy đừng quá lo lắng và tìm cách dỗ trẻ. Hãy để mẹ đứa trẻ trực tiếp ẵm bế và dỗ con. Trẻ có thể có những phản ứng với người lạ hoặc tiếng động lạ, đôi khi là cơn đói sữa hoặc gắt ngủ.
5. Không để trẻ quá nhỏ tới gần em bé
Mọi đứa trẻ đều có một sự tò mò và thích thú khi được nhìn và tiếp xúc với những đứa trẻ khác.Tuy nhiên bạn không nên để trẻ quá nhỏ tiến gần tới trẻ sơ sinh, chạm vào bé nếu không có sự giám sát và đứng cạnh của người lớn. Đôi khi bạn không thể lường trước sự tò mò của trẻ quá nhỏ sẽ dẫn đến tai nạn nào với “con người khác”.
6. Nên giữ ý : không ngồi quá lâu – không hỏi chuyện quá nhiều – không ồn ào, cười nói lớn tiếng
Dù là bạn thân hay họ hàng thân thiết, nhưng bạn cũng nên tế nhị với việc tới thăm trẻ và mẹ mới sinh. Cơ thể “bà đẻ” thực sự mới trải qua những cơn vượt cạn hoặc vết mổ sau sinh, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và khả năng vận động. Hay nói cách khác, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, nhiều hơn bạn nghĩ.
Một đứa trẻ mới sinh ra không chỉ là niềm vui khôn xiết đối với mẹ bầu và gia đình. Việc đến thăm trẻ mới sinh cũng là một cách để chia vui và giúp mẹ bầu rãi bày tâm sự, niềm hân hoan cũng như những lo lắng và phân vân. Tuy nhiên, bạn đừng quên những quy tắc đi thăm trẻ mới sinh này để không khí của buổi thăm nom trở nên ấm áp, vui vẻ và tình cảm.