XỬ LÝ TRẺ BỊ SẶC BỘT: KỸ NĂNG BA MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT

11 Tháng Ba, 2024

Ở độ tuổi tập ăn dặm, trẻ dễ gặp phải tình trạng bị sặc bột. Do đó khi cho trẻ ăn, mẹ cần chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ để tìm cách xử lý kịp thời. Nếu chưa biết cách xử lý trẻ bị sặc bột hiệu quả, bạn hãy tham khảo qua hướng dẫn sau đây của DRLABO

1. Vì sao trẻ lại thường bị sặc bột? 

Tình trạng sạc bột hay gặp ở trẻ chủ yếu đến từ những nguyên nhân như:

  • Trẻ vừa ăn vừa nô đùa: Thói quen vừa ăn vừa đùa nghịch, ăn một cách quá vội vàng dễ khiến trẻ bị sặc. Vì lúc này, thức ăn có xu hướng bị đưa sang đường thở, làm trẻ bị khó thở dẫn đến tình trạng sặc. 
  • Cháo hoặc bột quá đặc: Nếu cháo hoặc một quá đặc dễ khiến trẻ khó nuốt, thậm chí gây tắc đường thở. Bên cạnh biểu hiện sặc, trẻ còn bị khó thở, cơ thể tím tái. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, trẻ thậm chí có thể tử vong. 
  • Hệ thần kinh yếu, chưa hoàn thiện: Những trẻ có hệ thần kinh yếu hoặc chưa hoàn thiện rất hay bị nấc, sặc khi ăn uống. 
Trẻ vừa ăn vừa nô đùa dễ bị sặc bột

Trẻ vừa ăn vừa nô đùa dễ bị sặc bột

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị sặc bột

Muốn tìm cách xử lý sớm, hạn chế tối đa hiện tượng trẻ bị sặc bột, bạn cần nhận biết những dấu hiệu đặc trưng nhất của tình trạng này. Chẳng hạn như:

  • Trẻ đột ngột bị ho khi đang trong bữa ăn. 
  • Da trẻ dần chuyển sang tím tái. 
  • Chân, tay của trẻ có dấu hiệu cứng đờ. 
  • Cơ thể trẻ lên cơn co giật. 
  • Trẻ khóc không ngừng, hơi thở không đều (đứt quãng). 
  • Trẻ nôn ra thức ăn. 
Trẻ bị sặc bột thường khóc không ngừng

Trẻ bị sặc bột thường khóc không ngừng

Nếu nhận thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cần tìm cách xử lý hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Bởi nếu cơ thể chuyển sang trạng thái tím tái, ngưng thở, trẻ có nguy cơ tử vong sau 5 đến 10 phút nếu không được xử lý kịp thời. 

3. Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sặc bột

3.1. Xử lý sặc bột cho trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sặc bột. Vì trong giai đoạn này, trẻ rất hiếu động, nhiều hệ cơ quan chưa thực sự hoàn thiện. 

Nếu nhận thấy trẻ xuất hiện triệu chứng của tình trạng sặc bột và bị ho thì ba mẹ nên để bé tiếp tục ho, thậm chí động viên bé ho, nhờ vậy có thể giúp bé tống được vật lạ (bột) ra ngoài trong vòng một phút. Sau đó, ba mẹ nên kiểm tra miệng của bé và lấy các dị vật còn lại trong miệng bé ra. Tuy nhiên, ba mẹ không được cố tình móc, cũng không được cho bé uống nước trừ khi bé sặc phải đồ vật khô vì việc việc uống nước có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. 

Trường hợp sau khi cơn ho dịu lại nhưng vẫn nghe thấy tiếng thở ồn hoặc bé vẫn ho, thở vẫn khó khăn thì hãy đưa bé đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. 

Ngoài ra, sau đây là một số bước xử lý mà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Bước 1: Bạn cho trẻ dưới 5 tuổi nằm xuống đùi bạn, mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, mông cao hơn đầu. Đồng thời, bạn phải giữ chắc cằm và cổ trẻ. 
  • Bước 2: Dùng cổ tay vỗ mạnh khoảng 5 cái liên tục vào lưng trẻ. Kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì vừa xuất hiện. Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực. 
  • Bước 3: Đặt bé nằm ngửa trên đùi bạn, đầu bé sẽ ở tư thế chúc thấp hơn ngực. Sau đó, bạn ấn khoảng 5 lần vào nửa dưới của xương ức, với những bé nhỏ hơn 12 tháng tuổi thì sẽ dùng 2 ngón tay để ấn còn bé lớn hơn thì sử dụng gốc bàn tay. Nếu đường thở của bé vẫn bị tắc thì hãy thực hiện luân phiên 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực. 
  • Bước 4: Trường hợp bé bất tỉnh và ngưng thở thì hãy gọi cấp cứu ngay lập tức đồng thời bắt đầu hồi sức tim phổi (hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực) tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim cứ như vậy đến khi nhân viên y tế đến nơi. 
Việc xử lý trẻ sặc bột phải được thực hiện nhanh và kịp thời

Việc xử lý trẻ sặc bột phải được thực hiện nhanh và kịp thời

Sau khi thực hiện xong biện pháp sơ cứu trên, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra xem dị vật còn bị mắc trong đường thở của trẻ hay không. 

3.2. Xử lý sặc bột cho trẻ lớn

Trường hợp trẻ đã lớn nhưng vẫn bị sặc khi ăn bột hoặc cháo đặc, bạn hãy áp dụng thủ thuật Heimlich. Dựa vào tình trạng trẻ còn tỉnh hay đã hôn mê, bạn cần tiến hành xử lý theo đúng kỹ thuật. 

3.2.1. Nếu trẻ vẫn còn tỉnh

Trường hợp trẻ vẫn tỉnh, bạn hãy xử lý theo các bước hướng dẫn cơ bản dưới đây. 

  • Bước 1: Di chuyển về phía sau lưng của trẻ. Sau đó, ôm lấy phần thắt lưng của trẻ bằng 2 tay. 
  • Bước 2: Bạn nắm thật chặt bàn tay rồi đặt vào vùng thượng vị (bên trên rốn của trẻ). 
  • Bước 3: Tiến hành ấn mạnh 5 phát theo hướng từ phía trước ra phía sau và từ phía dưới lên phía trên, bạn hãy ấn thật nhanh. 
  • Bước 4: Thực hiện lại động tác trên khoảng 10 lần, cho đến khi trẻ thở lại bình thường hoặc có thể khóc được. 
Nếu trẻ khóc được coi như quá trình xử lý đã thành công

Nếu trẻ khóc được coi như quá trình xử lý đã thành công

3.2.2. Nếu trẻ đã hôn mê

Nếu như nhận thấy trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, bạn không nên chần chờ mà hãy xử lý ngay, cụ thể tiến hành hồi sức tim phổi song song với việc gọi cấp cứu như bước 4 đã được chia sẻ ở trên. 

4. Lưu ý khi tiến hành xử lý sặc bột cho trẻ 

Trong quá trình xử lý trẻ bị sặc bột, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau. 

  • Nếu như trẻ đã ngừng thở, bạn có thể thực hiện kỹ thuật Heimlich kết hợp biện pháp thổi ngạt, vỗ lưng cho đến khi trẻ khóc hoặc dị vật bị đẩy ra bên ngoài. 
  • Nếu dị vật đã được lấy ra thành công, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát và thực hiện biện pháp điều trị hỗ trợ phù hợp. 
  • Trường hợp nhận thấy trẻ vẫn có thể thở và khóc, bạn không nên vội thực hiện hội thủ thuật xử lý sặc bột. 
  • Không móc tay vào cổ họng của trẻ để lấy dị vật. Vì nếu tiến hành không đúng cách, dị vật dễ bị mắc kẹt sâu hơn. 
Nếu trẻ vẫn khóc thì bạn chưa nên tìm cách xử lý vội

Nếu trẻ vẫn khóc thì bạn chưa nên tìm cách xử lý vội 

5. Cách phòng tránh tình trạng sặc bột ở trẻ

Để phòng tránh tình trạng sặc bột ở trẻ, bạn hãy chú ý thực hiện một vài biện pháp như:

  • Lựa chọn thức ăn phù hợp theo độ tuổi của trẻ, không nên cho trẻ ăn cháo hoặc bột quá đặc. 
  • Khi trẻ đang ăn, bạn không nên để trẻ nô đùa quá mức. 
  • Đút cho trẻ từng miếng một cách từ tốn. 
  • Nếu nhận thấy trẻ bị ho hoặc có dấu hiệu bị nghẹn, bạn không nên tiếp tục cho trẻ ăn. 
  • Luôn cho trẻ ngồi ăn, không để trẻ vừa nằm vừa ăn. 
  • Nếu trẻ không muốn ăn, bạn nhất cần thiết phải cố ép. 
  • Trường hợp trẻ hay bị ốm vặt hoặc gặp vấn đề về đường hô hấp, bạn lại càng phải chú ý theo dõi biểu hiện trong lúc trẻ ăn. 

– Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.

– Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Đăng trong Chưa phân loại