Trẻ sơ sinh bị vàng da là một hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra từ khoảng 2 – 3 ngày đầu sau sinh. Đó có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Trong trường hợp là vàng da bệnh lý thì cha mẹ cần hết sức cẩn thận vì nếu không điều trị kịp thời thì trẻ sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1. Trẻ sơ sinh bị vàng da do đâu?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da do tình trạng vỡ hồng cầu khi trẻ thay hồng cầu mới. Thông thường khoảng 2 – 3 ngày đầu sau sinh trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng này, cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra chỉ qua mắt thường.
Nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị vàng là do một hàm lượng bilirubin lớn tích tụ trong máu. Chất này là kết quả của quá trình phá hủy hồng cầu sản sinh ra và nó có màu vàng. Trong đó, gan sẽ là cơ quan đảm đương nhiệm vụ loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể. Nhưng ở trẻ sơ sinh, gan của các bé chưa phát triển hoàn thiện nên bilirubin chưa hoàn toàn được đào thải ra ngoài dẫn tới vàng da.
Đây được coi là hiện tượng vàng da sinh lý, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và sẽ tự biến mất sau khoảng 2 tuần mà không cần can thiệp y tế để điều trị. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý, đây là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Trẻ sơ sinh bị vàng da là một hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra từ 2 – 3 ngày đầu sau sinh
Nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da được nhận biết dựa trên các mốc như sau:
Vàng da trong 24h đầu sau sinh:
- Bất đồng nhóm máu.
- Mắc bệnh màng hồng cầu.
- Trẻ thiếu men G6PD.
Vàng da trong tuần đầu sau sinh:
- Trẻ có thể đang bị vàng da sinh lí.
- Trẻ gặp bất thường về chuyển hóa.
- Trẻ mắc bệnh lý nhiễm trùng.
Vàng da sau tuần đầu sau sinh:
- Trẻ bị vàng da do sữa mẹ.
- Trẻ suy giáp.
- Trẻ gặp vấn đề về chuyển hóa.
- Mắc các bệnh về gan như xơ nang, suy gan do nhiều nguyên nhân, teo mật,…
- Bất thường ở tế bào hồng cầu: hồng cầu hình lưỡi liềm, du thừa hồng cầu,…
- Trẻ đang bị nhiễm trùng huyết.
- Bất đồng nhóm máu với mẹ.
- Biến chứng trong quá trình sinh nở.
2. Trẻ sơ sinh bị vàng da bao lâu thì hết?
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ hết trong khoảng 7 ngày tới 2 tuần. Trên thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào hàm lượng bilirubin có trong máu của trẻ cũng như khả năng đào thải của gan.
Trong trường hợp trẻ bị vàng da nhưng không hết sau 2 tuần, đồng thời cơ thể trẻ lại xuất hiện thêm các triệu chứng cảnh báo tình trạng vàng da bệnh lý thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, phòng ngừa nguy cơ trẻ gặp biến chứng nguy hiểm.
3. Phương pháp được áp dụng trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Như đã đề cập, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau thời gian ngắn mà không cần phải dùng đến biện pháp hỗ trợ nào. Nhưng nếu sau 2 tuần da của trẻ không có dấu hiệu cải thiện thì cha mẹ hãy đưa trẻ đi điều trị tại viện. Sau đây là một số phương pháp phổ biến dùng để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da:
- Chiếu đèn: phương pháp này hiện nay khá phổ biến, được đánh giá cao về hiệu quả cũng như mức độ an toàn đối với trẻ. Đèn chiếu sẽ phát ra ánh sáng để chuyển hóa lượng bilirubin tự do trở thành dạng bilirubin có khả năng tan trong nước. Số bilirubin này sau đó sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể trẻ thông qua đường phân và nước tiểu. Trẻ chỉ mặc tã và được đeo kính mắt bảo hộ khi đặt dưới đèn chiếu.
- Thay-truyền máu: áp dụng cho những trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nặng, tình trạng vàng da đã lan tỏa nhanh chóng đến bàn chân, bàn tay chỉ khi trẻ mới được 1 tuần tuổi. Đồng thời trẻ cũng xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, mệt mỏi, li bì, chỉ số bilirubin tăng lên ngưỡng rất cao, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh. Thay-truyền máu sẽ được ứng dụng để loại bỏ bilirubin trong máu của trẻ, thay vào đó bằng một lượng nhỏ máu truyền đổi khác.
- Tiêm tĩnh mạch Globulin miễn dịch: được tiến hành đối với những trẻ có bất đồng với nhóm máu của người mẹ – nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da nặng. Bác sĩ sẽ tiêm immunoglobulin vào tĩnh mạch trẻ và biện pháp này có ưu điểm là hạn chế được việc phải truyền-thay máu cho bé.
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ hết trong khoảng 7 ngày tới 2 tuần
4. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị vàng da
Sau đây là một số phương pháp cha mẹ nên áp dụng trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da:
- Cung cấp đủ nhu cầu sữa cho trẻ hàng ngày. Cần đảm bảo rằng nguồn sữa này chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.
- Cho trẻ bú đúng và đủ cữ, không để bé đói. Bú đủ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ hãy tăng cữ bú cho trẻ. Trẻ sẽ nhận được đủ lượng nước cần thiết và nhanh chóng đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Trong tuần đầu tiên sau sinh, mỗi ngày mẹ nên duy trì từ 8 – 12 cữ bú cho bé, nếu mẹ đủ sữa thì không cần dặm thêm sữa công thức cho bé ăn.
- Trong trường hợp mẹ đang gặp phải một bệnh lý hay vấn đề sức khỏe nào đó khiến mẹ không thể cho trẻ bú nhiều cữ, hay mẹ có đủ sữa cho bé thì có thể bổ sung dưỡng chất cho bé từ sữa công thức. Tuy nhiên trước đó mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn loại sữa phù hợp cho trẻ, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.
- Nên cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm (trước 8 giờ sáng), không nên giữ trẻ trong phòng tối nhiều ngày liền.
- Chú ý quan sát, theo dõi màu da và những thay đổi khác trên cơ thể trẻ. Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện lạ, nghi ngờ bị vàng da bệnh lý thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm
- Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
- Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.