Các loại virus cúm luôn không ngừng biến đổi với rất nhiều chủng loại khác nhau, phổ biến nhất là virus cúm A, virus cúm B, virus cúm C và virus cúm gia cầm. Trong số đó, virus cúm A là loại virus từng gây ra các đợt dịch trên quy mô lớn ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người. Thậm chí, có người đã tử vong. Bài viết sau đây, DRLABO sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin về 4 loại virus gây cúm này.
1. Tìm hiểu chung về bệnh cúm
Cúm là dạng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp do sự xâm nhập của một số loại virus khiến hệ hô hấp trên, hệ hô hấp dưới hoặc cả hai bị nhiễm trùng. Bệnh có mức độ từ nhẹ đến nặng nhưng thực tế, từng có không ít trường hợp tử vong do nhiễm virus cúm.
Cúm là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp
Hầu hết virus cúm đều lây lan theo đường hô hấp và đường tiếp xúc. Cụ thể, khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, virus gây bệnh theo đường giọt bắn dễ xâm nhập vào mũi, miệng của người tiếp xúc gần. Ngoài ra, khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (chạm tay, sờ lên mặt hoặc bất bộ phận nào có virus cúm) cũng rất dễ bị lây nhiễm cúm.
2. Các loại virus cúm thường gặp
2.1. Virus cúm A
Virus cúm A gồm nhiều biến thể, là nguyên nhân gây ra nhiều đại dịch lớn trên toàn cầu. Sự nguy hiểm của các chủng virus cúm A là chúng có thể lây lan trên cả người và động vật, dễ bùng phát thành dịch nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Virus cúm A thường có nhiều biến thể
2.2. Virus cúm B
Virus cúm B không gây nguy hiểm như cúm A. Chủng virus này chủ yếu phân nhánh thành 2 dòng cơ bản. Bao gồm:
- Virus cúm B dòng Victoria.
- Virus cúm B dòng Yamagata.
Bệnh cúm do virus cúm B tiến triển tương đối chậm, ít gây biến chứng nghiêm trọng. Tốc độ lây lan hay lưu hành của cúm B quyết định bởi các yếu tố như đặc điểm địa lý, mật độ dân cư.
2.3. Virus cúm C
Virus cúm C không phổ thông như cúm A và cúm B. Người bị nhiễm chủng này thường không xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ nét. Cho đến nay, chưa có đại dịch lớn nào bùng phát do virus cúm C.
2.4. Virus cúm gia cầm
Virus cúm gia cầm hiếm khi lây lan sang người. Chúng chủ yếu lây lan từ chim sang một số loài động vật. Trong đó, H5N1 là chủng cúm gia cầm nằm trong nhóm nguy hiểm, có khả năng lây sang người.
Theo đó vào năm 1997, các nhà khoa học đã ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 đầu tiên trên người. Tuy rằng hiếm khi lây lan sang người nhưng tỷ lệ tử vong khi nhiễm cúm gia cầm lại rất cao.
3. Triệu chứng đặc trưng
Triệu chứng ở người bị nhiễm cúm có thể thay đổi tùy thuộc theo từng loại virus. Thế nhưng trong phần lớn các trường hợp, người bệnh đều gặp phải những dấu hiệu sau:
- Cơ thể lên cơn sốt cao (39 độ C – 40 độ C), kéo dài từ 3 – 5 ngày.
- Đau nhức đầu.
- Đau nhức cơ.
- Sổ mũi.
- Ho đờm.
- Khó thở.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Nôn nao.
- Có cảm giác đắng miệng.
- Da bị khô và nóng ran.
- Chảy máu cam.
Phần lớn người bị cúm đều lên cơn sốt cao
4. Biến chứng người mắc cúm có thể gặp phải
4.1. Viêm phổi tiên phát
Khi xâm nhập vào cơ thể, virus cúm bắt đầu nhân lên nhanh chóng. Từ đó gây ra một số phản ứng như sốt cao (liên tục trong 3 – 5 ngày đầu), thở gấp hoặc khó thở,… Nguy hiểm hơn, người bệnh còn có thể bị ngưng tuần hoàn, cơ thể tím tái, ho ra máu.
4.2. Viêm phổi thứ phát
Viêm phổi thứ phát chủ yếu gặp phải ở người mới bị nhiễm virus cúm, đồng thời sức đề kháng và thể trạng đang bị yếu. Vì vậy, trước sự tấn công của virus, cơ thể sẽ càng yếu hơn. Trong đó người cao tuổi, người mắc bệnh nền (liên quan đến tim, phổi, gan,…) là đối tượng dễ gặp phải biến chứng viêm phổi thứ phát.
Người thể trạng yếu khi mắc cúm dễ gặp phải biến chứng viêm phổi
Với những người nhiễm cúm bị viêm phổi thứ phát thì có thể sốt từng đợt, giảm sốt sau đó 2 – 3 ngày lại tái phát. Trường hợp phổi bị đông đặc, người bệnh còn cảm thấy đau tức vùng ngực, khó thở,… Thậm chí là ho ra máu, cơ thể tím tái.
4.3. Một số biến chứng khác
Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm khác mà người nhiễm virus cúm có thể gặp phải:
- Biến chứng về thần kinh bị ảnh hưởng: viêm màng não, viêm dây thần kinh,…
- Biến chứng về tuần hoàn, tim mạch: suy tim, viêm cơ tim.
- Với phụ nữ đang mang thai thì có nguy cơ bị sảy thai,…
5. Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm
Để chẩn đoán xem bệnh nhân có bị nhiễm cúm hay không, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng. Sau đó để chắc chắn hơn, người bệnh cần làm một số xét nghiệm khác. Chẳng hạn như:
- Xét nghiệm RT-PCR: Hỗ trợ kiểm tra, phân loại virus, sau khoảng 4 đến 6 tiếng sẽ có kết quả.
- Kiểm tra miễn dịch huỳnh quang: Cho kết quả nhanh nhưng mức độ chính xác không bằng xét nghiệm RT-PCR.
- Test nhanh RIDTs: Cho kết quả nhanh chỉ sau 10 đến 15 phút. Tuy vậy, kết quả test nhanh cần khẳng định lại bằng phương pháp xét nghiệm chuyên sâu khác.
- Phân lập virus: Hỗ trợ sàng lọc, áp dụng cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm (tiếp xúc với người bệnh, đi từ vùng dịch về).
- Xét nghiệm huyết thanh: Trả kết quả tương đối nhanh. Tuy nhiên, độ đặc hiệu và độ nhạy lại không được cao cho lắm.
Một số phương pháp cận lâm sàng khác để chẩn đoán như:
- Xét nghiệm: xét nghiệm tổng phân tích máu, CRP, PCT, cấy khuẩn,… để đánh giá tình trạng viêm, bội nhiễm hoặc các biến chứng khác
- Chẩn đoán hình ảnh: X-quang tim phổi, CT, MRI,… để đánh giá vị trí, tình trạng tổn thương phổi do cúm, các biến chứng khác.
6. Cách điều trị cho người bị nhiễm cúm
6.1. Để bệnh nhân nghỉ ngơi
Trong phần lớn các trường hợp, người mắc cúm sẽ tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Theo đó, người bệnh thường được khuyên nghỉ ngơi, thư giãn, uống nhiều nước, không sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia,…).
Đồng thời, người nhiễm cúm cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ưu tiên hoa quả, rau xanh, thực phẩm hỗ trợ miễn dịch.
6.2. Dùng thuốc
Thuốc giảm đau, kháng virus và kháng sinh là 3 nhóm thuốc có thể được chỉ định cho người bị cúm.
- Thuốc giảm đau: Thuốc trị cảm, thuộc dạng xịt hoặc dạng nhỏ hỗ trợ giảm bớt triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu.
- Thuốc kháng Virus: Chủ yếu áp dụng cho nhóm đối tượng bị nhiễm trùng nặng, dễ gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Trước khi dùng thuốc, người bệnh phải thăm khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Tuy rằng không có tác dụng trị cúm nhưng kháng sinh lại hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại kháng sinh này phải tuân thủ theo đơn của bác sĩ.
7. Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm cúm?
Phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm vẫn là tiêm vắc xin phòng cúm định kỳ hàng năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể phòng bệnh thông qua một vài thói quen như:
- Chú ý rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng. Đồng thời, hạn chế để tay tiếp xúc lên vùng mũi, miệng và mắt.
- Hạn chế di chuyển đến vùng dịch, luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân, lau chùi nhà cửa và vật dụng trong nhà thường xuyên.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng miễn dịch.
- Ăn uống đủ chất, uống đủ nước.
- Nếu nghi ngờ đã nhiễm cúm, bạn nên đi khám và tự cách ly.
8. Lưu ý khi chăm sóc người bị cúm
Nếu phải chăm sóc người bị cúm, bạn nên lưu ý thực hiện một vài lưu ý sau đây:
- Không nên để bệnh nhân đến chỗ đông người.
- Không để trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc người có miễn dịch kém tiếp xúc với người bệnh.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người nhiễm cúm, ưu tiên các loại đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp.
- Cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ (thường là dùng thuốc hạ sốt khi cơ thể sốt cao trên 38.5 độ C).
- Để người bệnh nghỉ ngơi tại không gian thoáng mát.
- Luôn đeo khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc với người bệnh.
- Nên rửa tay bằng xà phòng, rửa mũi họng hàng ngày, áp dụng cho cả người chăm sóc và người bệnh.
Bài viết vừa giới thiệu các loại virus cúm phổ biến nhất, cùng với đó là cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm, bạn có thể đến Hệ thống Y tế DRLABO để lựa chọn dịch vụ xét nghiệm cúm tận nơi của DRLABO. Để đặt lịch khám hoặc xét nghiệm, Quý khách có thể gọi đến số 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288. để DRLABO được hỗ trợ.