LÀM GÌ KHI BỊ KHÓ THỞ VÀ NHỮNG LƯU Ý DÀNH CHO BẠN

20 Tháng Năm, 2024

Bất cứ ai cũng có thể bị khó thở với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thế nhưng nên làm gì khi bị khó thở để phòng tránh các biến chứng và bảo vệ tính mạng thì không phải ai cũng biết.

1. Khó thở là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì khó thở là tình trạng hơi thở ngắn, gấp và đứt quãng. Đôi khi, khó thở có thể kèm theo đau tức ngực, tim đập nhanh, choáng váng. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và không biết nên làm gì khi bị khó thở để cải thiện tình trạng. 

Khó thở do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như: 

  • Làm việc hoặc tập luyện quá sức, nếu bạn nghỉ ngơi sau đó thì tình trạng khó thở sẽ biến mất.
  • Lo lắng, căng thẳng, hồi hộp quá mức khiến tim đập nhanh kèm theo khó thở, hụt hơi.
  • Mắc các bệnh lý như viêm phổi, thuyên tắc phổi, hen suyễn, cao huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, ung thư giai đoạn cuối,… cũng có thể gây khó thở kèm các biến chứng nguy hiểm khác. 
  • Phụ nữ mang thai cũng dễ bị khó thở do nồng độ hormone progesterone tăng, tim làm việc nhiều hơn, thể tích phổi giảm, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. 
Khó thở là hơi thở ngắn, gấp và có thể kèm theo đau tức ngực

Khó thở là hơi thở ngắn, gấp và có thể kèm theo đau tức ngực

2. Nên làm gì khi bị khó thở?

Để cải thiện cũng như kiểm soát tình trạng khó thở, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau.

Thở mím môi

Nếu không biết làm gì khi bị khó thở, bạn hãy để cơ thể trong trạng thái thả lỏng, nhất là ở phần vai và cổ. Tiếp đến, đặt tay lên thành bụng rồi ngậm miệng, hít thở sâu vào bằng mũi đến khi thấy thành bụng hơi căng thì thở ra nhẹ nhàng và từ từ qua kẽ môi đến khi thấy bụng xẹp lại.

Thở sâu

Nhiều người nhầm lẫn khi bị khó thở thì không thể thở sâu được. Tuy nhiên, bằng cách nằm xuống nhẹ nhàng, cố gắng hít một hơi thật sâu qua mũi, sau đó nín thở trong vài giây rồi thở chậm qua miệng, bạn sẽ cảm thấy dễ thở và dễ chịu hơn rất nhiều. Nói chung, hãy cố gắng giữ cho nhịp thở chậm và sâu là được.

Hít hơi nước

Nếu bị khó thở do nghẹt mũi, cảm cúm, cảm lạnh,… bạn có thể thực hiện hít hơi nước để mũi được thông thoáng, từ đó dễ thở hơn. Cách làm rất đơn giản, đó là chuẩn bị một chậu nước ấm rồi cho thêm tinh dầu (tràm, bưởi, bạc hà,…) vào, sau đó cúi mặt vào chậu nước và trùm một chiếc khăn lên. Hít thở thật sâu hơi nước bốc lên cho đến khi thấy mũi dễ chịu hoặc nước trong chậu nguội. 

Bạn có thể xông mũi với nước ấm và tinh dầu nếu không biết làm gì khi bị khó thở

Bạn có thể xông mũi với nước ấm và tinh dầu nếu không biết làm gì khi bị khó thở

Dùng quạt cầm tay

Làm gì khi bị khó thở đột ngột và không phải do bệnh lý? Hãy sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí ở vùng mặt và mũi. Lúc này, lực từ luồng không khí sẽ giúp bạn có cảm giác như hít được nhiều không khí vào phổi hơn và cảm thấy dễ chịu hơn. 

Lựa chọn tư thế thoải mái

Nếu thường xuyên bị khó thở thì bạn cần lưu ý lựa chọn tư thế thoải mái khi ngồi, nằm hay tập luyện. Làm sao đó để vùng ngực, tim không bị đè nén dẫn đến áp lực, gây ra tình trạng khó thở, hụt hơi. Đặc biệt, trong lúc ngủ, không nên ngủ ở tư thế nằm sấp hay để chăn, gối đè lên vùng ngực và mặt. 

Uống cà phê, trà gừng

Cà phê và trà gừng có tác dụng làm giảm sự căng thẳng, giúp tinh thần được thư giãn và dễ chịu. Vì vậy, nếu bạn đột ngột bị khó thở do lo lắng, bất an, hồi hộp, tim đập nhanh,… thì có thể uống một ly cà phê hoặc một tách trà gừng để lấy lại tinh thần, nhờ đó mà hiện tượng khó thở cũng biến mất. 

Sử dụng thuốc điều trị 

Làm gì khi bị khó thở do bệnh lý, chẳng hạn như hen suyễn, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim? Đó là nhanh chóng sử dụng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ điều trị để cắt cơn khó thở. Ví dụ, người bị hen suyễn lên cơn hen dẫn đến khó thở thì sẽ dùng thuốc điều trị dạng xịt, xịt 2 nhát/ lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng khó thở, thở gấp, đau tức ngực,…

Nếu khó thở do lên cơn hen, hãy dùng thuốc xịt theo chỉ định của bác sĩ

Nếu khó thở do lên cơn hen, hãy dùng thuốc xịt theo chỉ định của bác sĩ

3. Khó thở – khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngoài thắc mắc nên làm gì khi bị khó thở thì nhiều người còn không biết trong những trường hợp nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ. Nói chung, bạn không được chủ quan nếu tình trạng khó thở kéo dài kèm các triệu chứng sau.

  • Khó thở xảy ra đột ngột nhưng rất nghiêm trọng, khiến người bệnh không còn tỉnh táo hay thậm chí là mất khả năng hoạt động.
  • Đau tức ngực dữ dội.
  • Choáng váng, buồn nôn và nôn.
  • Khó thở kèm sốt, ho, khò khè.
  • Bàn chân và mắt cá chân bị sưng.
  • Mặt tái xanh, môi nhợt nhạt, đầu ngón tay chuyển sang màu tím.
  • Mệt mỏi toàn thân.

Lúc này, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, đột quỵ,… Tùy vào triệu chứng cũng như dựa vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

  • Phục hồi chức năng phổi nếu khó thở do các bệnh lý về phổi như viêm phổi, thuyên tắc phổi, lao phổi,…
  • Phục hồi chức năng tim nếu tình trạng khó thở liên quan đến tim mạch như tim yếu, suy tim,…
  • Hướng dẫn chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp với tính trạng sức khỏe. Đặc biệt là duy trì cân nặng hợp lý để tránh bị béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và các vấn đề hô hấp.
Đăng trong Chưa phân loại