BẠCH CẦU ĐA NHÂN TRUNG TÍNH: TĂNG VÀ GIẢM DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

4 Tháng Sáu, 2024

Bạch cầu đa nhân trung tính là một phần của hệ thống miễn dịch, góp phần bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Khi lượng bạch cầu này giảm hoặc tăng bất thường có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy bạch cầu đa nhân trung tính giảm và tăng là do những nguyên nhân nào?

1. Bạch cầu đa nhân trung tính là gì?

Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil), có nhiệm vụ ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại, đảm bảo hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động khỏe mạnh và loại bạch cầu này cũng chiếm số lượng lớn nhất. 

Những tế bào bạch cầu giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh

Những tế bào bạch cầu giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh

Do đó, có thể nói rằng, loại bạch cầu này rất phổ biến. Hơn nữa, sự tăng hoặc giảm số lượng loại bạch cầu này cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. 

2. Tăng bạch cầu đa nhân trung tính là do nguyên nhân nào?

Trung bình tế bào bạch cầu đa nhân trung tính hay bạch cầu trung tính trong cơ thể là khoảng 1500 – 8000 bạch cầu trung tính/μl. Nếu chỉ số này tăng khi kết quả cao hơn 8000 bạch cầu trung tính/μl, đồng thời, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng như sau: 

  • Sốt. 
  • Cơ thể đau nhức và mệt mỏi. 
  • Bầm tím da và rất dễ chảy máu. 
  • Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm. 
  • Da nồi mề đay, ngứa ngáy. 
  • Khó thở. 
Người bệnh hay mệt mỏi

Người bệnh hay mệt mỏi

Khi lượng bạch cầu này tăng quá cao, máu sẽ cô đặc hơn, cản trở lưu thông và có thể gặp biến chứng đột quỵ. Do đó ngay khi có biểu hiện nghi ngờ, bệnh nhân cần được đưa đi thăm khám sớm. 

– Loại bạch cầu này tăng là do:

  • Bị nhiễm trùng: Có thể là do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng hoặc nấm. Trong đó, nhiễm trùng do vi khuẩn khiến bạch cầu này tăng cao thường phổ biến hơn. 
  • Bị viêm: Tình trạng viêm nhiễm cũng là nguyên nhân khiến lượng bạch cầu này tăng lên đáng kể, chẳng hạn như do bệnh gout, viêm khớp, viêm đại tràng, phẫu thuật, bệnh suy thận, thiếu máu, tiền sản giật, tiểu đường nhiễm toan ceton,…
  • Do một số loại thuốc.
  • Do bệnh ung thư. 

3. Vì sao bạch cầu đa nhân trung tính giảm?

– Tình trạng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong cơ thể thấp hơn mức tiêu chuẩn được gọi là giảm bạch cầu trung tính. Khi bị giảm loại bạch cầu này, cơ thể người bệnh sẽ có những triệu chứng như sau: 

  • Sốt, nổi mề đay. 
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể, có cảm giác ớn lạnh. 
  • Tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề sức khỏe do vi khuẩn và nấm. 
Người bệnh có thể bị sốt cao

Người bệnh có thể bị sốt cao

– Các dạng giảm bạch cầu đa nhân trung tính

  • Bệnh bẩm sinh (Kostmann): Bệnh xảy ra ngay từ khi trẻ mới chào đời. Khi mắc Kostmann trẻ cần được chăm sóc và điều trị đúng cách. Những trẻ này có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. 
  • Bệnh xảy ra theo chu kỳ: Là tình trạng giảm bạch cầu trung tính xuất hiện theo chu kỳ. Bệnh nhân giảm bạch cầu đột ngột, nhưng một thời gian sau đó, có thể phục hồi trở lại. 
  • Giảm bạch cầu đa nhân trung tính tự miễn dịch: Là những trường hợp nguyên nhân gây bệnh chính là sự tấn công từ hệ thống miễn dịch đối với bạch cầu đa nhân trung tính. Vì thế, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu giảm và nguy cơ nhiễm trùng cao. 
  • Bệnh giảm bạch cầu đa nhân trung tính vô căn: Là những trường hợp bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính nhưng không tìm được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Do đó, việc điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn những trường hợp đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh. 

– Những nguyên nhân gây giảm bạch cầu: 

  • Những bất thường về tủy xương: Đây là nguyên nhân thường gặp có thể khiến bạch cầu trung tính giảm thấp hơn so với chỉ số tiêu chuẩn. Vấn đề về xương phổ biến làm giảm bạch cầu là tình trạng suy tủy xương.
  • Bị nhiễm trùng, chẳng hạn những bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết có thể khiến loại bạch cầu này giảm đột ngột. 
  • Do chế độ ăn uống không đầy đủ: Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe. Nếu trong chế độ ăn của bạn bị thiếu vitamin, khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B12 và vitamin B9, cũng có thể gây giảm bạch cầu trung tính. 

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ về tình trạng giảm bạch cầu đa nhân trung tính, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và lên phác đồ điều trị sớm. Khi ủ bệnh lâu ngày, những triệu chứng sẽ càng nghiêm trọng và bệnh cũng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm, khiến quá trình điều trị bệnh khó khăn, phức tạp và không mang lại hiệu quả như mong đợi. 

Căn bệnh này có nhiều dạng khác nhau, có những đặc điểm riêng và những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Chính vì thế, cần xác định rõ dạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh để tìm hướng điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Đối với những trường hợp không rõ nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được chỉ định thường xuyên làm xét nghiệm để theo dõi sức khỏe và xử trí sớm bất thường cũng như đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. 

Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tăng và giảm bạch cầu đa nhân trung tính, đồng thời là một số biểu hiện của bệnh. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, bạn nên chủ động thăm khám để được điều trị sớm. Lưu ý, cần lựa chọn cơ sở y tế chất lượng để có kết quả khám chính xác.

  • Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
  • Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.
Đăng trong Chưa phân loại