ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HUYẾT THANH

4 Tháng Sáu, 2024

Huyết thanh là huyết tương và đã được loại bỏ chất chống đông. Nhiều bệnh nhân đã được truyền huyết thanh trong quá trình điều trị. Vậy huyết thanh có đặc điểm và vai trò như thế nào?

1. Huyết thanh là gì?

Huyết thanh là một thành phần của máu. Để tạo ra huyết thanh, các chuyên gia sẽ để lắng đọng máu tự nhiên và lọc bỏ những yếu tố làm đông máu. Thông thường, quá trình lắng đọng máu sẽ kéo dài từ 30 phút đến 60 phút. 

Huyết thanh không có chứa chất làm đông máu

Huyết thanh không có chứa chất làm đông máu

Cụ thể, huyết thanh có những đặc điểm như sau: 

Trong huyết thanh bao gồm những protein không có nhiệm vụ tham gia vào quá trình làm đông máu, các chất điện giải, nguyên tố vi lượng và đa lượng, kali, natri, canxi, magie, bilirubin, glucose, enzyme,…

Phần huyết thanh thu được sau khi đã loại bỏ những thành phần làm đông máu từ huyết tương sẽ có màu trong suốt hoặc màu vàng nhạt. Màu sắc của huyết thanh cũng chính là dấu hiệu có thể cảnh báo những bất thường trong cơ thể. Khi huyết thanh có màu vàng đục hay màu sữa thì rất có thể bạn đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe. 

2. Lưu ý về sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương

– Về đặc điểm:

Huyết thanh không có tế bào hồng cầu, bạch cầu và không có yếu tố đông máu Fibrinogen. Tuy nhiên, huyết tương lại có đầy đủ các tế bào này. Huyết tương chiếm khoảng 65% tổng lượng máu trong cơ thể.

– Về màu sắc: Nếu huyết thanh bất thường thì sẽ có màu sữa, màu vàng đậm hoặc màu đục. Còn màu sắc huyết tương sẽ có sự thay đổi theo đặc điểm sinh lý. 

– Về thành phần: 

+ Trong huyết thanh có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và đa lượng, có thể kể đến như canxi, kali, glucose, creatinine,… 

+ Trong huyết tương có đến 90% thể tích là nước và số còn lại là các chất tan như muối vô cơ, các thành phần hữu cơ, protein huyết tương,…

3. Huyết thanh có vai trò gì?

Huyết thanh có nhiều công dụng khác nhau tương ứng với những lĩnh vực khác nhau: 

3.1. Đối với cơ thể người

– Tăng cường hệ miễn dịch: Huyết thanh thường được chỉ định sử dụng với mục đích tăng khả năng miễn dịch, đồng thời bổ sung những dưỡng chất đang bị thiếu hụt. Thông thường, huyết thanh sẽ được tiêm bắp hoặc truyền qua đường tĩnh mạch. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng huyết thanh đối với những trường hợp phòng tránh và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, HIV,…

Huyết thanh có tác dụng làm đẹp da

Huyết thanh có tác dụng làm đẹp da

– Làm đẹp da: Trong huyết thanh có những tinh chất có khả năng làm trắng da và làm đẹp da. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp những tế bào bị tổn thương nhanh chóng được phục hồi, giảm mụn, kháng viêm và đồng thời cấp ẩm cho da.

3.2. Ứng dụng trong y học

– Chẩn đoán bệnh: Huyết thanh cũng là một tiêu chí quan trọng, hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán một số bệnh như viêm gan B, HIV,…

– Hỗ trợ điều trị bệnh: Đối với những trường hợp mắc thủy đậu, quai bị, sởi hay các bệnh truyền nhiễm khác, huyết thanh có tác dụng tạo ra hệ miễn dịch thụ động và từ đó giúp cho cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, trong một số bệnh nhiễm trùng, huyết thanh có chứa các kháng thể cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. 

3.3. Khoa học

– Ứng dụng công nghệ sinh học, chẳng hạn như: 

+ Nguồn dinh dưỡng: Trong huyết thanh có yếu tố tăng trưởng, bám dính, các loại hormone, khoáng chất,… rất cần thiết để tế bào có thể tồn tại cũng như phát triển trong môi trường nuôi cấy. 

+ Điều chỉnh tính thấm của màng tế bào vì thế, những phân tử khác nhau có thể đi qua tế bào.

+ Vận chuyển các chất cần thiết.

– Nghiên cứu

Huyết thanh có chứa protein và khi phân tích yếu tố này, các nhà nghiên cứu có thể xác định được những dấu ấn sinh học của các loại bệnh lý khác nhau. Từ đó, hỗ trợ chẩn đoán bệnh sớm. Ngoài ra, huyết thanh còn có công dụng hiệu quả trong lĩnh vực bào chế dược phẩm và sản xuất vắc xin.

4. Lưu ý khi sử dụng huyết thanh 

Huyết thanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong nghiên cứu khoa học, nhưng việc sử dụng huyết thanh cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro đáng kể. Cụ thể, cần lưu ý những vấn đề như sau: 

– Nếu đã từng truyền huyết thanh: Bạn nên cung cấp thông tin này tới bác sĩ. Từ thông tin này, bác sĩ sẽ có thêm dữ liệu để điều chỉnh liều lượng huyết thanh phù hợp. Từ đó, giúp người bệnh hạn chế gặp phải những tác dụng phụ khi sử dụng huyết thanh. 

– Thông thường, liều lượng huyết thanh thường dao động trong khoảng 0,1–1ml/kg trọng lượng. Tuy nhiên, để đưa ra liều lượng truyền phù hợp, bác sĩ cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Một số trường hợp bệnh nặng có thể cần được tăng liều. 

– Khi kết hợp huyết thanh với vắc xin thì cần cân nhắc kỹ lưỡng. 

Huyết thanh có thể tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch

Huyết thanh có thể tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch

– Để truyền huyết thanh, bác sĩ có thể lựa chọn 2 con đường, đó là tiêm bắp và truyền tĩnh mạch.

– Có thể pha loãng huyết thanh và tiêm lên da để kiểm tra phản ứng cơ thể và đánh giá về nguy cơ tác dụng phụ. 

– Cần truyền huyết thanh tại những cơ sở y tế đáng tin cậy, có chất lượng cao để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ và tình trạng nhiễm trùng. 

– Sau khi truyền huyết thanh, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có bất cứ bất thường nào, bệnh nhân cần được kiểm tra và xử trí kịp thời. 

Không uống bia sau khi truyền huyết thanh

Không uống bia sau khi truyền huyết thanh

– Trước và sau khi truyền huyết thanh, người bệnh cần lưu ý không nên dùng những loại thức uống có chứa cồn. Bên cạnh đó, hãy bổ sung khoáng chất cùng với các loại vitamin để cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn. 

– Lưu ý: Nếu không có chỉ định của bác sĩ thì không nên dùng những loại thuốc bôi ngoài ra hay thuốc lá để bôi hoặc đắp lên vùng mới truyền huyết thanh. 

  • Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
  • Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Đăng trong Chưa phân loại