GGT là enzym đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa các chất trong gan và có mặt trong quá trình bài tiết của mật. Vì thế, xét nghiệm chỉ số GGT thường phản ánh tình trạng sức khỏe của gan. Chỉ số GGT cao thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về gan. Cụ thế, GGT cao phản ánh điều gì và nên khắc phục thế nào, bạn có thể tham khảo những nội dung sau đây để giải đáp vấn đề này.
1. Khái niệm GGT và xét nghiệm GGT
GGT là một trong 3 loại men gan chủ yếu có mặt tại gan. Một số lượng ít men gan này cũng có ở ruột non, tuyến tụy và lá lách.
Mọi tế bào gan đều chứa GGT. Nếu tế bào gan chết đi thì men này được giải phóng vào máu. Đây là lý do giải thích cho trường hợp chỉ số GGT cao trong máu tức là đang có vấn đề về gan.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, chỉ số GGT cao kết hợp với các chỉ số liên quan còn có thể cảnh báo một số nguy cơ về sức khỏe: bệnh ống mật, bệnh về xương,… Dựa trên kết quả xét nghiệm này bác sĩ sẽ có căn cứ để chỉ định các xét nghiệm hỗ trợ giúp đưa ra chẩn đoán xác định bệnh.
Người thường xuyên uống bia rượu nên làm xét nghiệm GGT định kỳ
Chuyên gia y tế khuyến cáo, các trường hợp sau nên chú ý tiến hành xét nghiệm chỉ số GGT định kỳ:
– Người nghiện rượu bia.
– Người thường xuyên phải dùng đến thuốc điều trị tổn thương gan.
– Người có triệu chứng đau hạ sườn.
– Người thường xuyên có các triệu chứng của bệnh lý về gan: buồn nôn, chán ăn, vàng mắt, vàng da, chướng bụng, nổi nhiều mạch máu dưới da, nổi mẩn ngứa,…
2. Chỉ số GGT cao phản ánh điều gì? Cách xử trí ra sao?
2.1. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm GGT
Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số GGT cao thì bác sĩ sẽ phân tích các nguy cơ có thể mắc phải, đưa ra các chỉ định kiểm tra phù hợp để chẩn đoán tình trạng tổn thương gan. Chỉ số GGT càng cao thì mức độ tổn thương gan càng nặng.
Trường hợp khác, chỉ số GGT được đánh giá kết hợp cùng chỉ số ALT. Nếu cả hai chỉ số đều tăng thì có thể chẩn đoán bệnh lý ống mật hoặc bệnh về gan. Nếu ALT tăng nhưng chỉ số GGT bình thường thì khả năng người bệnh gặp vấn đề về xương.
2.2. Chỉ số GGT tăng bất thường
Bình thường, chỉ số GGT ở người khỏe mạnh thường < 600 UI/L:
– Với nữ giới: GGT trong khoảng 7 – 32 UI/L.
– Với nam giới: GGT trong khoảng 11 – 50UI/L.
Nếu chỉ số GGT cao hơn mức bình thường trên đây thì đó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về gan. Mức độ nguy hiểm của tăng chỉ số GGT được chia thành 3 ngưỡng:
– Mức độ nhẹ: GGT tăng 1 – 2 lần so với bình thường. Điều này cho thấy mức độ tổn thương gan nhẹ.
– Mức độ trung bình: GGT tăng 2 – 5 lần so với bình thường. Điều này cho thấy mức độ tổn thương gan trung bình.
– Mức độ tổn thương nặng: GGT tăng gấp 5 lần so với bình thường. Điều này cho thấy mức độ tổn thương gan rất nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu GTT đã đạt 5000UI/L thì gan đang bị viêm cấp tính hoặc nguy cơ ung thư gan tương đối cao.
Hình ảnh minh họa tăng chỉ số men gan trong đó có chỉ số GGT cao
2.3. Mức độ nguy hiểm khi chỉ số GGT cao
Hầu hết các trường hợp tăng chỉ số men gan mức độ nhẹ hoặc trung bình không xuất hiện triệu chứng. Đây là lý do khiến người bệnh không phát hiện được mình mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu không có sự thăm khám để phát hiện và điều trị thì tăng chỉ số men gan trong bệnh lý về gan có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng:
– Giảm tuổi thọ: chỉ số GGT càng tăng cao thì tổn thương gan càng nghiêm trọng, điều này cũng tỷ lệ thuận với tăng nguy cơ tử vong.
– Nguy cơ xơ gan và ung thư gan tăng cao: chỉ số GGT cao bất thường cũng phản ánh tỷ lệ tế bào gan chết đi tăng cao. Lúc này, quá trình tăng sinh tế bào gan mới thay thế được kích hoạt. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ đột biến tự phát ở gan tăng cao gây xơ gan, ung thư.
3. Làm gì khi chỉ số GGT cao?
Khi biết được ý nghĩa của chỉ số GGT cao, nhiều người sẽ hoang mang, lo lắng vì không biết nên làm gì để kiểm soát chỉ số này. Nguyên nhân tăng chỉ số GGT ở mỗi bệnh nhân không giống nhau nên bác sĩ sẽ dựa trên chẩn đoán bệnh lý của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện chưa có thuốc giúp hạ chỉ số GGT nên việc điều trị nhằm mục đích khắc phục triệu chứng và nguyên nhân gây tăng GGT.
Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày để kiểm soát chỉ số GGT bằng cách:
– Giảm thiểu các yếu tố gây căng thẳng, tự tạo tâm lý thoải mái để thư giãn tinh thần thông qua các hoạt động cộng đồng, sở thích cá nhân,…
– Đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng:
+ Hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường, giàu chất béo.
+ Tăng cường trái cây, rau xanh trong mỗi bữa ăn.
+ Uống đủ mỗi ngày 1.5 – 2 lít nước.
– Duy trì ngủ đủ giấc đêm (7 – 8 giờ), đi ngủ đúng giờ.
– Giảm tiêu thụ chất kích thích, các loại đồ uống có cồn.
– Chỉ sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
– Tuân thủ đúng lịch tái khám do bác sĩ đưa ra từ trước đó.
Các bệnh lý về gan thường tiến triển âm thầm, hiếm khi thể hiện triệu chứng rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Để tránh rơi vào tình thế phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng hoặc không phát hiện bệnh, mỗi người nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để thực hiện xét nghiệm GGT. Trường hợp kết quả xét nghiệm chỉ số GGT cao, bác sĩ sẽ có những cân nhắc phù hợp để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
- Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
- Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn