Có nhiều nguyên nhân gây dẫn đến hiện tượng hít thở sâu bị đau ngực bên phải như chấn thương, viêm sụn sườn hay nguy hiểm hơn là các bệnh về tim mạch và phổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân, các cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này.
1. Hít thở sâu bị đau ngực bên phải là như thế nào?
Đau ngực có thể xuất phát từ nhiều vị trí như ở giữa, ở bên trái, bên phải… Ở mỗi vị trí đau đều cảnh báo cho người bệnh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Bệnh nhân đau ngực khi hít thở sâu sẽ cảm thấy nhói khi hít vào, thậm chí là khó thở, đi kèm với ho.
Đau ngực là một trong những dấu hiệu nhận biết những căn bệnh nguy hiểm
Bình thường, khi chúng ta hít vào, lồng ngực giãn nở ra làm cho phổi cũng giãn theo. Nếu các bộ phận liên quan đến tim, phổi, sụn sườn gặp bất thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi hít thở.
2. Nguyên nhân dẫn tới hít thở sâu bị đau ngực bên phải
Sau đây là những lý do khiến cho bệnh nhân đau ngực phải khi hít thở sâu:
Các bệnh lý của phổi
Phổi là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng trong hệ hô hấp. Do đó, việc gặp một số bệnh lý liên quan như viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi, ung thư phổi cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng người bệnh hít thở sâu bị đau ngực.
Viêm cơ tim
Các bệnh lý về tim thường đau ở vùng ngực trái trước, nhưng nếu bệnh lý trở nên nghiêm trọng thì cơn đau sẽ lan sang vùng ngực trái. Cơ tim tổn thương sẽ gây nên những cơn đau nhói khi hít thở, nhất là nhất là trường hợp bệnh nhân vận động với cường độ khá cao.
Thuyên tắc phổi
Các cục máu đông trong tĩnh mạch di chuyển tới phổi làm cho chức năng của phổi bị suy giảm, kéo theo ngực phải cũng xuất hiện những cơn đau nhói.
Stress, căng thẳng
Những người trải qua thời gian dài bị căng thẳng do cuộc sống, học tập và công việc thì họ rất có khả năng đối diện với những cơn đau tim với triệu chứng như khó hít thở sâu, hít vào đau ngực, luôn hồi hộp lo âu, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hít thở sâu bị đau ngực bên phải
Chấn thương ngực
Các chấn thương ở vùng ngực phải như gãy xương sườn thường đi kèm với triệu chứng bầm tím ở da ngực, đau lan rộng, khó thở. Khi hít thở sâu, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhói ở vị trí tổn thương, sau đó lan sang các vùng xung quanh.
Viêm sụn sườn
Viêm sụn sườn xảy ra khi mấu nối giữa xương ức và xương sườn bị tổn thương. Người bị ho lâu năm, bị chấn thương ở ngực và viêm đường hô hấp có thể gặp phải bệnh lý này. Bệnh nhân cảm thấy đau nhói ở xương ức, xương ngực, hít thở sâu cảm thấy đau nhói và nếu không được điều trị kịp thời sẽ lan ra các bộ phận xung quanh.
3. Cách chẩn đoán và điều trị tình trạng trên
Đau ngực bên phải khi hít thở được các bác sĩ chẩn đoán bằng những cách sau đây:
- Bác sĩ dựa trên những triệu chứng của bệnh nhân, hồ sơ bệnh án để biết được sơ bộ nguyên nhân gây ra tình trạng hít thở sâu bị đau ngực bên phải.
- Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định một số chẩn đoán cận lâm sàng như điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp X-quang, nghiệm pháp gắng sức, chụp cộng hưởng từ, chụp lớp cắt vi tính, nội soi, siêu âm để xác định chính xác các tổn thương mà bệnh nhân gặp phải.
Dựa trên kết quả xét nghiệm và chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ ra các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân như:
- Trường hợp nguyên nhân hít thở sâu bị đau ngực bên phải không quá phức tạp, bệnh nhân có thể luyện tập hít thở nhẹ nhàng, hạn chế căng cơ quá mức, sử dụng thuốc giảm đau, giảm ho được tư vấn bởi bác sĩ.
- Trường hợp bệnh nhân cần can thiệp điều trị bằng y tế thì bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ phù hợp với từng bệnh lý. Nếu bệnh nhân bị bệnh về tim, phổi và tiêu hóa thì các bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm các tổn thương liên quan, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân được sử dụng một số thuốc như thuốc giãn mạch, aspirin, thuốc loãng máu, thuốc an thần để điều trị các triệu chứng từ bệnh nền mà họ gặp phải, giúp bệnh nhân điều hòa được hơi thở và cảm giác thoải mái khi hít thở sâu.
Luyện tập hít thở nhẹ nhàng giúp bạn hạn chế những cơn đau nhói ở ngực do những bệnh ở tim, phổi
4. Cách phòng ngừa
Để phòng tránh tình trạng hít thở sâu bị đau ngực bên phải, bạn áp dụng một số biện pháp như sau:
- Thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, rèn luyện phù hợp với cơ thể. Bạn cần nghỉ ngơi đủ giờ và ăn uống đủ các nhóm chất. Bên cạnh đó, việc dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục là vô cùng cần thiết để nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch.
- Bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, dừng hút thuốc lá, rượu bia.
- Bạn nên cân bằng cuộc sống và công việc, không nên làm việc quá sức gây ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh để thừa cân, béo phì.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường mà cơ thể của bạn đang gặp phải để có phương án chữa bệnh kịp thời.
Như vậy, hít thở sâu bị đau ngực bên phải có thể đang cảnh báo bạn về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bạn gặp phải. Việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học cùng kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc cần thiết để bạn và gia đình áp dụng.