Tổng quát về nước tiểu

30 Tháng Tám, 2020


Những điều bạn chưa biết về nước tiểu
Nước tiểu:

  • một chất lỏng vô trùng do thận tiết ra và thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo.
  • là sản phẩm bài xuất của cơ thể từ quá trình trao đổi chất của các tế bào tạo ra nhiều sản phẩm.
  • Các đặc điểm cần quan tâm: thể tích, thành phần, mùi, màu sắc.

Thể tích:

  • bình thường 1.0– 1.5 lít/ 24h, thể tích nước tiểu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt, lượng mồ hôi,..
  • bất thường khi thể tích < 300 ml/24h: được coi là thiểu niệu.
  • bất thường khi thể tích > 2.0 lít/24h: được coi là đa niệu.

Thành phần của nước tiểu gồm: nước (95%) và các chất hoà tan (5%)

  • các chất hoà tan chia làm 2 dạng: chất vô cơ và hữu cơ.
  • Chất vô cơ gồm: Natri, Kali, Clo, HCO3, axit amin,…
  • Chất hữu cơ gồm: ure, creatinin, vitamin, hocmon,…

Mùi: nước tiểu có mùi khai.

  • Trong các bệnh lý, nước tiểu có mùi: ceton, mùi táo thối, mùi hôi.

Màu sắc: từ màu vàng nhạt tới màu vàng đậm

  • Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước tiểu và thời gian đi tiểu. Nếu uống ít nước, lâu đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn.
  • Trong 1 số bệnh lý, nước tiểu có màu: trắng đục, vàng đậm ánh xanh, màu đỏ,..

Nước tiểu màu trong suốt là bình thường hay bất thường?
Nước tiểu không màu đôi khi là

  • do uống quá nhiều nước
  • cũng có thể báo hiệu một vấn đề với thận. Nếu nước tiểu luôn trong hoặc không có màu, bạn nên đi khám bác sĩ. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
  • Đái tháo đường.
  • Đái tháo nhạt.
  • Sử dụng thuốc lợi niệu.
  • Tổn thương thận, rối loạn hấp thu ở thận.
  • Cũng có thể gặp ở Phụ nữ có thai.

Sự đổi màu ở nước tiểu lại là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.

  1. Nước tiểu không màu, trong suốt:
  • có thể là do uống quá nhiều nước, nên giảm bớt lượng nước uống
  • chỉ nên uống khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày
  • việc uống quá nhiều nước sẽ khiến thận phải hoạt động liên tục, nên tới gặp bác sĩ.
  1. Nước tiểu màu rơm nhạt (vàng nhạt):

Cơ thể hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh và được cung cấp đầy đủ nước.

  1. Nước tiểu vàng sẫm:

Bình thường, cần lưu ý bổ sung thêm nước.

  1. Màu hổ phách hoặc mật ong:

cơ thể đang không uống đủ nước, nên bổ sung nước ngay lập tức.

  1. Xiro hoặc bia nâu:
  • Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước hoặc có bệnh về gan.
  • Cần nên uống nhiều nước và đi khám bác sỹ nếu tình trạng này kéo dài.
  1. Hồng hoặc đỏ:
  • Ăn các loại rau quả màu đỏ như củ cải đường, việt quất, rau đại hoàng,…
  • Nếu không ăn các loại thực phẩm trên, cần chú ý vì có thể gặp trong các bệnh như:

+  nhiễm trùng đường tiểu
+  các bệnh về thận, khối u ác tính
+  bệnh tuyến tiền liệt.

  1. Có máu trong nước tiểu:
  • Đây là dấu hiệu cảnh báo thận đang có vấn đề, các khối u, bệnh về tuyến tiền liệt, nhiễm độc chì hoặc thủy ngân, nhiễm trùng đường tiết niệu, nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.
  1. Màu cam:
  • Nước tiểu thường có màu này khi uống không đủ nước hay ăn cá và thực phẩm có phẩm màu.
  • Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu của bệnh về gan và ống mật.
  1. Xanh hoặc xanh dương:
  • Nếu nước tiểu màu xanh, xanh dương thì có thể mắc bệnh di truyền hiếm gặp, ăn thức ăn có màu thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hay viêm đường tiết niệu do vi khuẩn.
  • Nước tiểu sủi bọt:

nếu nó xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc chế độ ăn dư thừa protein.

Tóm lại:
Khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu như: có máu trong nước tiểu, nước tiểu sủi bọt, nước tiểu màu xanh hoặc xanh dương,…  nên đến bệnh viện/phòng khám để được làm xét nghiệm nước tiểu.

  • Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm, sẽ giúp người dân biết được tình trạng các chức năng của cơ thể. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn Lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 02473088288
  • Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.
Đăng trong Tin Tức