30 Tháng Mười, 2020
Ferritin là gì? Xét nghiệm Ferritin là gì?
- Ferritin là một loại protein dự trữ sắt tồn tại chủ yếu ở trong tế bào ganvà tế bào miễn dịch.
- khi cơ thể cần đến sắt để tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp thì sắt sẽ được giải phóng ra từ Ferritin.
- Lượng Ferritin biến đổi thì hàm lượng sắt trong cơ thể cũng sẽ biến đổi theo, ví dụ như:
- Nếu hàm lượng Ferritin cho kết quả thấp hơn mức bình thường thì có thể nghĩ tới việc dự trữ sắt của cơ thể thấp và có thiếu sắt.
- Nếu hàm lượng Ferritin cao hơn bình thường thì sẽ chỉ ra rằng có một tình trạng khiến cơ thể lưu trữ quá nhiều chất sắt.
Khi nào thì cần xét nghiệm Ferritin huyết thanh?
- Khi nghi ngờ bạn bị bệnh thiếu máu thiếu sắt, biểu hiện như:
- da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
- lông, tóc, móng khô dễ gãy.
- thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế
- tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực…
- Thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do mất máu, chảy máu… .
- Gặp ở những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại tràng,…
Những điều cần biết khi làm xét nghiệm Ferritin huyết thanh
- Tốt nhất nên nhịn ăn để lấy máu làm xét nghiệm, chỉ uống nước lọc.
- Mối liên hệ giữa xét nghiệm Sắt huyết thanh và Ferritin huyết thanh:
- Xét nghiệm Sắt huyết thanh là xét nghiệm đo hàm lượng sắt có trong huyết thanh của cơ thể người bệnh, chính là đo lượng sắt tự do.
- Xét nghiệm Ferritin huyết thanh là xét nghiệm đo lượng sắt dự trữ, chúng tồn tại dưới dạng protein.
- Hàm lượng sắt hiện diện trong máu thay đổi liên tục trong 1 ngày nên trước khi lấy máu xét nghiệm ferritin bạn nên nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ.
Kết quả của xét nghiệm Ferritin
Chỉ số bình thường của Ferritin trong máu sẽ nằm trong giá trị sau:
- Đối với nam giới: từ 24-336 ng/ml hoặc 24-336 μg/l
- Đối với nữ giới: từ 11-307 ng/ml hoặc 11-307 μg/l.
Nồng độ Ferritin trong máu tăng thường gặp trong các bệnh lý viêm hoặc bệnh lý về gan, ung thư như:
- Viêm khớp dạng thấp
- Cường giáp
- Đái tháo đường typ 2
- Bệnh Bạch cầu cấp
- U Lympho Hodgin
- Nhiễm độc sắt
- Bệnh nhân thường xuyên phải truyền máu
- Bệnh lý viêm gan.
Nồng độ Ferritin trong máu giảm khi:
- Chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu sắt hàng ngày
- Tình trạng thiếu máu
- Mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt
- Rối loạn hấp thu ruột non
- Khi chấn thương chảy máu, mất máu bên ngoài và bên trong cơ thể.