Phơi nhiễm HIV là gì? Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau:
– HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
– AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.
– Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.
Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu sắc hơn như sau:
– HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
– AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.
1. Phơi nhiễm HIV là gì?
Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là một thuật ngữ được dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu và mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV.
Các trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV:
- Khi làm các thủ thuật y tế như tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm bị kim đâm vào.
- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc hay đâm vào gây ra chảy máu.
- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hay chất dịch của bệnh nhân bị vỡ đâm vào.
- Máu hoặc dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc: Mắt, mũi, họng.
- Nhận máu truyền từ người bị nhiễm HIV.
- Sử dụng chung các vật dụng có thể gây vết thương, dính máu như: bàn chải đánh răng, kiềm bấm móng tay
- Bị người khác dùng bơm kim tiêm đã qua sử dụng có máu và có chứa virus HIV đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ như công an, bác sĩ,… cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm,…
- Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su phòng ngừa.
- Mẹ bị HIV mang thai, sinh con qua ngã âm đạo, lúc cho con bú.
Trên thực tế, không phải trường hợp nào những người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc sẽ bị nhiễm HIV. Vì thế để chắc chắn, bạn nên đến bệnh viện tiến hành làm xét nghiệm HIV để đánh giá cụ thể.
2. Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?
Khi không may bạn bị phơi nhiễm với HIV, bạn không nên hoảng loạn mà cần bình tĩnh để xử lý. Nếu là vết thương, bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước bằng xà phòng, không cố nên nặn máu.
Sau đó đến ngay cơ sở y tế, các địa điểm xét nghiệm HIV để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) trong vòng 72 giờ hiệu quả cao nhất, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đến 90%.Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, nguy cơ nhiễm HIV sẽ giảm rất cao.
3. Xét nghiệm HIV ở đâu nhanh chóng, hiệu quả, bảo mật
Để khám và điều trị phơi nhiễm HIV, bạn có thể đến các cơ sở Y tế đã được cấp phép để làm xét nghiệm.
Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.