1. Sự khác nhau giữa Cúm A và Cúm B
Cúm nói chung là các bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra theo mùa, đặc biệt là mùa Đông – Xuân nên còn được gọi là cúm mùa. Cúm có 3 loại: Cúm A, Cúm B, Cúm C trong đó Cúm A và Cúm B là hai loại thường gặp hơn so với Cúm C. Cúm A và Cúm B đều do các virus thuộc họ Orthomyxoviridae gây nên.
– Cúm A: do virus Cúm A gây nên, các virus Cúm A có nhiều chủng loại, điển hình là H1N1, H5N1, H7N9. Các virus Cúm A có khả năng tái tổ hợp gene cao nên dễ hình thành nhiều chủng mới. Bệnh Cúm A dễ gây nên đại dịch bởi vì tính chất đa dạng của mầm bệnh và khả năng lây truyền trong không khí cao.
Cúm A: có khả năng gây bệnh cho cả người và động vật, các loài chim hoang dã thường là vật chủ lây truyền đại dịch cúm. Người mắc Cúm A thường có triệu chứng nặng hơn so với Cúm B và các cúm khác, dễ xảy ra biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
– Cúm B: Khác với virus Cúm A, virus Cúm B không được phân thành nhiều tiểu loại mà chỉ có một virus gây Cúm B duy nhất. Virus Cúm B chỉ có khả năng gây bệnh ở người mà không gây bệnh ở các loại động vật như virus Cúm A.
Người mắc Cúm B triệu chứng thường nhẹ và ít nguy hiểm, trong một số trường hợp có thể rất có hại với sức khoẻ người. Cúm B thường ít phát triển thành các đại dịch.
2. Cúm B triệu chứng là gì?
Triệu chứng toàn thân: thường có triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên: ho, sốt cao, đau đầu, đau họng, đau mỏi người. Cụ thể:
-
Sốt từ vừa đến sốt cao.
-
Cảm giác ớn lạnh.
-
Mệt mỏi, yếu ớt, bủn rủn chân tay.
-
Đau nhức cơ, đau khi vận động.
Triệu chứng hô hấp: Không có triệu chứng điển hình của cúm, mà thường nhầm lẫn trong triệu chứng viêm long đường hô hấp. Như vậy, các triệu chứng về hô hấp có thể khiến bạn nhầm lẫn Cúm B với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên cần dựa vào các triệu chứng khác để phán đoán bệnh tình và gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Triệu chứng tiêu hoá: Ngoài triệu chứng toàn thân và triệu chứng hô hấp, người bị bệnh Cúm B có thể gặp phải một số vấn đề tiêu hoá như:
-
Buồn nôn.
-
Ở trẻ em thường nôn mửa nhiều.
-
Đau bụng, tiêu chảy.
-
Chán ăn, ăn không ngon.
Có thể thấy Cúm B triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lí đường hô hấp khác. Tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài, dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm như:
-
Viêm phổi, viêm phế quản.
-
Suy hô hấp cấp tính.
-
Suy tim, viêm cơ tim.
-
Suy thận.
-
Nhiễm trùng huyết.
Do đó, nếu có các triệu chứng nêu trên thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và nặng thêm sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
3. Phòng ngừa Cúm B hiệu quả bằng cách tiêm vacxin phòng cúm
Để việc phòng ngừa Cúm B được hiệu quả, bạn nên thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ như:
-
Luôn giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ họng.
-
Rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi vừa về đến nhà.
-
Đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi đến những nơi đông người.
-
Đeo khẩu trang khi đến bệnh viện hoặc khi chăm sóc người bệnh.
-
Bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
-
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ người nhiễm cúm (thông qua các triệu chứng) cần phải cách ly và đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa Cúm B nói riêng và cúm mùa nói chung là trách nhiệm của mọi người.