20 Tháng Một, 2021
1. CRP là xét nghiệm gì?
Protein phản ứng C hay C – reactive protein (CRP) là một glycoprotein được sản xuất chủ yếu bởi gan. Bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp tính, phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein phản ứng C và làm tăng nhanh nồng độ protein này trong huyết thanh. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu.
Chỉ số CRP điển hình sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm. Điều này cho phép bác sĩ có thể xác định tình trạng viêm sớm hơn so với sử dụng xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Giá trị của CRP cũng không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi globulin máu và hematocrit nên có giá trị chẩn đoán khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu thay đổi.
Chỉ số CRP điển hình sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm. Điều này cho phép bác sĩ có thể xác định tình trạng viêm sớm hơn so với sử dụng xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Giá trị của CRP cũng không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi globulin máu và hematocrit nên có giá trị chẩn đoán khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu thay đổi.
2. Chỉ định thực hiện xét nghiệm CRP
- Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu: Nồng độ CRP thường tăng trong khoảng 2 – 6 giờ sau phẫu thuật và sẽ giảm xuống vào ngày thứ 3 sau mổ. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng mới có thể đã xuất hiện.
- Xác định, phát hiện nhiễm trùng và các bệnh lý gây viêm như ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch (lupus), viêm và xuất huyết ruột, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).
- Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị, đặc biệt là điều trị ung thư hay điều trị nhiễm trùng. Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh và giảm xuống bình thường nhanh nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với việc điều trị.
3. Yếu tố ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP
- Nồng độ CRP cao thường gặp ở bệnh nhân huyết áp cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, mắc hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, nhiễm trùng mạn tính (viêm phế quản, viêm lợi), viêm mãn tính (như viêm khớp dạng thấp) và nồng độ HDL thấp, triglyceride cao.
- Nồng độ CRP có thể tăng khi phụ nữ bước sang giai đoạn sau của thai kỳ, sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone.
- Nồng độ CRP cao ở người béo phì.
- Hút thuốc lá có thể làm tăng nồng độ CRP.
- Nồng độ CRP thấp có thể do uống bia rượu vừa phải, sụt cân và hoạt động nhiều, tập thể dục lâu dài.
- Thuốc bổ sung estrogen và progesterone có thể làm tăng nồng độ CRP.
- Thuốc fibrate, niacin và statin có thể làm giảm nồng độ CRP.