Hormone Prolactin

8 Tháng Tám, 2023

1. Xét nghiệm Prolactin là gì?

Prolactin là một hormone nội tiết quan trọng được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên. Hormone này có ở cả nam và nữ giới, có nhiều vai trò khác nhau, trong đó đặc biệt là kích thích sự phát triển của tuyến vú và tiết ra sữa sau khi sinh ở mẹ bầu.

Xét nghiệm máu tổng quát

Hình 1: Xét nghiệm prolactin.

Prolactin cùng với một số các hormone nội tiết khác có vai trò quan trọng, quyết định nên hoạt động và chức năng bình thường của cơ quan sinh dục.

– Xác định nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, không rụng trứng hoặc vô sinh ở nữ giới.

– Xác định nguyên nhân các bất thường sinh dục nam như rối loạn cương dương, vú to, vô sinh, không có tinh trùng,…

– Hỗ trợ chẩn đoán những bất thường của tuyến yên: xuất hiện khối u tăng sản xuất prolactin.

– Tìm ra nguyên nhân cho việc tiết sữa ở những phụ nữ không mang thai hoặc không cho con bú.

2. Xét nghiệm Prolactin được thực hiện khi nào?

Đối với phụ nữ

Xét nghiệm thường sẽ được thực hiện ở nữ giới trong những trường hợp sau:

– Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chu kỳ kinh không đều.

– Chu kỳ kinh tự dưng biến mất không rõ nguyên nhân mặc dù trước đó vẫn diễn ra bình thường và không hề mang thai, chưa đến độ tuổi mãn kinh.

– Các trường hợp vô sinh hiếm muộn cũng được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm này.

– Người có dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh lý tuyến yên như suy giáp, có khối u tăng sản xuất thừa prolactin.

– Nữ giới có các biểu hiện thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, thị lực bị suy giảm đáng kể.

Hình 2: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên đo hàm lượng prolactin.

Đối với nam giới

– Nam giới có dấu hiệu rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.

– Nồng độ testosterone thấp, giảm ham muốn tình dục.

– Các trường rối loạn chức năng của tinh hoàn, tinh dịch loãng, không có tinh trùng hoặc vô sinh.

– Đột nhiên thấy hiện tượng tiết sữa ở vú, tuyến vú phát triển to bất thường.

– Đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm thị lực.

3. Xét nghiệm Prolactin cao hay thấp ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ra sao?

Giá trị bình thường của prolactin trong máu được đánh giá như sau:

– Phụ nữ bình thường và không có thai: 127 – 637 µU/mL.

– Phụ nữ đang mang thai: 200 – 4500 µU/mL/.

– Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh: 30 – 430 µU/mL.

– Ở nam giới bình thường: 98 – 456 µU/mL.

Trong 1 ngày nồng độ prolactin có thể có sự thay đổi, khi ngủ hormone này thường tăng cao. Do thời gian bán hủy trong máu khoảng 20 – 30 phút, vì vậy thời điểm tốt nhất để lấy máu xét nghiệm đó là sau khi thức dậy khoảng 3 – 4 tiếng.

Chỉ số prolactin tăng

Nồng độ prolactin cao có thể gặp trong các trường hợp sau:

– Bệnh nhân xuất hiện khối u nhỏ ở tuyến yên, tăng sản xuất và bài tiết thừa prolactin. Để chẩn đoán bệnh này ngoài việc xét nghiệm đo hàm lượng prolactin trong máu cần phải tiến hành chụp cộng hưởng từ não để xác định vị trí và kích thước khối u.

– Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô sinh do không có sự rụng trứng, đột nhiên tiết ra sữa, nồng độ estrogen thấp và giảm ham muốn tình dục.

– Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

– Người bị suy giáp, gặp các vấn đề bất thường về vùng dưới đồi, tuyến yên.

– Người mắc bệnh về gan, thận.

– Tinh thần căng thẳng, stress, chán ăn, ăn không ngon.

– Một số các chấn thương, co giật hoặc hút cần sa cũng có thể làm tăng nồng độ prolactin.

– Sử dụng một số thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp verapamil, methyldopa, chất gây nghiện opiats, amphetamines, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị dạ dày.

Bên cạnh đó một số trường hợp sinh lý cơ thể bình thường cũng có sự tăng prolactin như sau khi ăn nhiều thịt, sau quan hệ tình dục, sau khi tập thể dục mạnh hoặc stress, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, nữ giới sau khi massage ngực, tuyến vú,…

Hình 3: Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú prolactin tăng.

Chỉ số prolactin giảm

Sự giảm prolactin thường gặp trong các trường hợp như:

– Phụ nữ bị rối loạn chức năng buồng trứng, hội chứng trao đổi chất.

– Nam giới bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, tinh trùng ít và yếu, chức năng sinh dục kém.

– Ngoài ra trong trường hợp suy tuyến yên thì prolactin cũng bị giảm đáng kể.

Nồng độ prolactin tăng cao xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, chính vì vậy xét nghiệm prolactin cần phải được kết hợp với một số các xét nghiệm và kỹ thuật khác để chẩn đoán phân biệt chính xác bệnh. Ví dụ như xét nghiệm các hormone nội tiết testosterone, FSH, LH, chụp cộng hưởng từ MRI, kiểm tra thị lực mắt,…

4. Thực hiện xét nghiệm prolactin ở đâu?

Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.