Parkinson là một bệnh rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như cuộc sống thường ngày của một người. Hiểu rõ về tình trạng sức khỏe này có thể giúp bạn kiểm soát tốt bệnh.
1. Tìm hiểu chung
Bệnh Parkinson là gì?
Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động. Bệnh không khởi phát ngay lập tức mà sẽ phát triển dần dần, thường bắt đầu ở một tay. Các chuyên gia tin rằng tình trạng run có thể là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lý này. Một số rối loạn bổ sung cũng thường gây ra độ cứng hay chậm của chuyển động.
2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh Parkinson là gì?
Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác của bệnh Parkinson có thể bao gồm:
- Các cơn run bắt đầu ở ngón tay, có thể di chuyển qua lại giữa ngón tay cái và ngón trỏ.
- Gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác đơn giản, ví dụ như thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
- Cứng khớp và cơ bắp, từ đo hạn chế phạm vi chuyển động và gây đau ở mỗi cử động.
- Giữ thăng bằng kém.
- Giảm khả năng thực hiện các chuyển động tự động, vô thức (chớp mắt, mỉm cười hoặc đung đưa cánh tay khi đi bộ…)
- Thay đổi cách nói chuyện hoặc viết chữ
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án điều trị và chăm sóc bệnh nhân Parkinson thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là gì?
Một số tế bào thần kinh (neuron) trong não chết có thể gây thiếu hụt dopamine. Nếu nồng độ hoạt chất này giảm, hoạt động của não sẽ trở nên bất thường và dẫn đến dấu hiệu của bệnh Parkinson. Yếu tố di truyền và tiếp xúc nhiều với các chất độc hại hoặc các yếu tố từ môi trường là nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề này.
Ngoài ra, bác sĩ cũng để ý thấy một số thay đổi trong não của bệnh nhân Parkinson dù chưa biết nguyên nhân của những thay đổi này. Các thay đổi như sau:
- Xuất hiện các khối Lewy: các khối vật chất này xuất hiện trong tế bào não là dấu hiệu của bệnh Parkinson. Các khối vật chất này có tên lewy. Nhiều nhà khoa học cho rằng chúng là tác nhân chính gây bệnh;
- Có chất alpha-synuclein trong thể lewy: thể lewy chứa rất nhiều chất nhưng có một chất rất quan trọng là protein tự nhiên và phổ biến tên alpha-synuclein (A-synuclein). Chất này có mặt trong tất cả các thể lewy trong các khối u mà tế bào không tiêu diệt được. Các nhà nghiên cứu bệnh Parkinson gần đây đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
4. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson?
Hiện vẫn chưa có bài kiểm tra nào để chuẩn đoán bệnh Parkinson. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ chuẩn đoán thông qua tiểu sử bệnh tình, báo cáo về các dấu hiệu và triệu chứng và cả các bài kiểm tra về thần kinh cũng như cơ thể của bạn nữa.
Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số kiểm tra như xét nghiệm máu để loại trừ các khả năng khác gây ra triệu chứng của bạn.
Các bài kiểm tra bằng hình ảnh như chụp MRI, siêu âm não, chụp SPECT và PET cũng có thể loại trừ khả năng bạn bị các bệnh khác. Tuy nhiên các kiểu kiểm tra này không có tác dụng lắm trong việc chuẩn đoán bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson có chữa được không?
Bệnh Parkinson không thể chữa khỏi, nhưng thuốc có thể giúp kiểm soát đáng kể các triệu chứng của bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm phẫu thuật.
5. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Parkinson?
Tiếp theo sau đây là những lời khuyên có thể giúp bạn tránh được căn bệnh nguy hiểm này:- Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và uống đủ lượng chất lỏng có thể giúp ngăn ngừa táo bón, điều này phổ biến trong bệnh Parkinson. Một chế độ ăn uống cân bằng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như axit béo omega-3, có thể có lợi cho những người bệnh
- Bệnh Parkinson có thể gây mất thăng bằng, làm cho bạn khó khăn khi đi bộ với một dáng đi bình thường. Tập thể dục có thể cải thiện sự cân bằng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.\
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.