Truyền máu tự thân bằng phương pháp cho máu trước phẫu thuật là gì?
- là lấy máu trước khi bệnh nhân mổ ít nhất 05 ngày
- Yêu cầu:
+ máu được dán tem, nhãn mác và ghi họ tên bệnh nhân.
+ bảo quản như các chế phẩm máu thông thường.
+ bệnh nhân được uống bổ sung viên sắt.
+ trước khi mổ: cần có sẵn 4 -5 đơn vị máu để truyền cho bệnh nhân lúc mổ.
+ các đơn vị máu đều được làm định nhóm, không cần sàng lọc các tác nhân lây nhiễm.
+ nếu trì hoãn mổ: các đơn vị máu này không được truyền sử dụng cho bệnh nhân khác trừ khi đã được sàng lọc tác nhân lây nhiễm.
- áp dụng: mổ phiên, các phẫu thuật tim mạch, thận, chỉnh hình các khối u.
- chuẩn bị bệnh nhân: giải thích rõ cho bệnh nhân.
+ tiêu chuẩn sức khỏe của bệnh nhân: > 45 kg, huyết sắc tố > 110 – 120 g/L, HCT > 33%
+ độ tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già.
- kiểm tra các xét nghiệm:
+ định nhóm máu
+ không cần phải làm sàng lọc các tác nhân lây truyền nhưng nếu nghi ngờ cần làm để bảo vệ nhân viên y tế. Nếu kết quả dương tính phải ghi rõ: thận trọng khi sử dụng.
+ nếu lịch mổ hoãn lại: không được truyền lại cho người khác khi không có sự đồng ý của bệnh nhân. Và phải làm các sàng lọc sau 03 ngày bảo quản.
- lịch lấy máu, số lượng máu:
+ lịch lấy máu: đơn vị máu cuối cùng cách ngày mổ ít nhất 03 ngày.
theo tuần hoàn, sinh lý tạo máu thì phải lấy cách mổ 02 tuần.
+ số lượng máu: được tính toán dựa trên cân nặng của bệnh nhân, chiếm 5% trọng lượng cơ thể, không quá 5 – 7 ml máu/ 1 kg cân nặng.
+ lấy máu phải ghi họ tên, tem mác, ngày giờ, ghi rõ ” CHỈ DÙNG CHO TRUYỀN MÁU TỰ THÂN”.
- bảo quản và vận chuyển
+ bảo quản: 4 – 8 độ trong 4 tuần nếu mổ phiên, -196 độ trong môi trường nito lỏng.
+ vận chuyển: trong hộp chuyên dụng.
Từ kho máu ra khoa phòng, cần kiểm tra thông tin hành chính, định lại nhóm máu.
- truyền máu:
+ phải tiến hành kiểm tra thông tin hành chính
+ định lại nhóm máu
+ theo dõi tình trạng bệnh nhân trong quá trình truyền máu
- báo cáo:
+ lượng máu đã sử dụng
+ lượng máu còn sót lại: trả về kho máu
+ ghi lại tình trạng bệnh nhân nếu có biến chứng.