1. Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?
Về điều này, các bác sĩ cho rằng, việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau (tim, thận, mắt, thần kinh…).
Các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:
1.1 Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường
Cũng giống như suy thận tiểu đường, biến chứng tim mạch là một trong những biến chứng hàng đầu ở bệnh nhân đái tháo đường. Sở dĩ dẫn tới biến chứng tim mạch là do người bệnh bị tăng lượng đường huyết trong thời gian dài, gây ra các bệnh lý động mạch vành, dễ dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, glucose máu cao, huyết áp cao, cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ khác cũng làm tăng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
1.2 Biến chứng suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng suy thận tiểu đường sẽ gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động không đúng chức năng, hoạt động kém hoặc suy thận.
1.3 Bệnh thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường
Khi mắc phải bệnh tiểu đường type 2, người bệnh có thể bị tổn thương thần kinh khắp cơ thể bởi ảnh hưởng của huyết áp cao và glucose máu. Biến chứng tiểu đường này thường kèm theo các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và một số chức năng khác trong cơ thể.
1.4 Biến chứng bệnh võng mạc mắt ở bệnh nhân tiểu đường
Theo khảo sát thì hầu hết bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp phải biến chứng một số loại bệnh về mắt, có thể là giảm thị lực hoặc mù lòa, nguyên nhân chính là do mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng. Tuy nhiên, biến chứng này có thể kiểm soát được qua việc kiểm tra mắt định kỳ.
2. Tại sao đái tháo đường dẫn tới suy thận?
Cơ chế bệnh sinh của biến chứng suy thận tiểu đường này khá phức tạp, bình thường, máu sẽ chảy vào thận thông qua các động mạch thận với vô vàn các mạch máu li ti và tập trung tại các búi nhỏ gọi là cầu thận. Tuy nhiên, ở người bệnh đái tháo đường, khi lượng đường huyết tăng cao kéo dài sẽ sinh ra nhiều chất oxy hóa làm tổn thương các mao mạch ở cầu thận. Đồng thời, lượng đường trong máu cao quá mức, vượt ngưỡng đường của thận khiến cho cơ quan này phải hoạt động quá mức, sau một thời gian dài sẽ làm cho các lỗ trọc to hơn, khiến cho protein bị lọt ra ngoài, gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Tình trạng này do không được điều trị kịp thời nên khiến cho thận dần bị xơ hóa và mất hoàn toàn các chức năng, người bệnh lúc này buộc phải sử dụng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận để điều trị, kéo dài sự sống.
3. Dấu hiệu nhận biết biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường
- Nước tiểu sủi bọt
- Huyết áp tăng cao
- Tiểu nhiều lần trong đêm
- Ngứa ngáy, da xanh xao, người mệt mỏi
- Phù bàn chân, cẳng chân
- Phù mặt.
- Thường xuyên bị tụt đường huyết, buồn nôn, chán ăn.
Việc phát hiện sớm biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn những vấn đề nặng nề mà nó gây ra cho sức khỏe người bệnh.
Để được cung cấp thêm thông tin bổ ích hãy liên hệ Trung tâm xét nghiệm Y khoa Dr.Labo.