1. Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường
Theo Giám đốc Trung tâm tiểu đường – Trung tâm Y khoa Montefiore – Tiến sĩ Zonszein thì các dây thần kinh dài nhất trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý đái tháo đường, các dây thần kinh này đi từ cột sống đến các ngón chân. Vì thế bàn chân thường bị tê bì trước, sau đó mới đến cánh tay và bàn tay.
Ngoài ra, trong hệ thống dây thần kinh bao myelin sẽ có vai trò bảo vệ các sợi trục. Ở người bệnh tiểu đường, các bao myelin sẽ bị tổn thương, dần dần giảm chức năng bảo vệ sợi trục, khiến người bệnh bị đau buốt, tê nhức.
Các dấu hiệu cảnh báo tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường bao gồm: Da khô, ngứa, da bong tróc, cảm thấy lạnh, dễ bị bầm tím chân tay, bị tê ngón chân, ngón tay rồi lan dần đến cả bàn chân, bàn tay… Các dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn thành các dấu hiệu của tuổi già nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các sợi trục thần kinh càng ngày càng bị tổn thương nhiều hơn. Các triệu chứng sẽ tăng dần mức độ như: Ngứa ran, đau như có kim châm, bỏng rát, chuột rút, tê như có kiến bò ở tay chân… Các triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc.
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Có tới gần 70% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng này, nhất là những người tiểu đường lâu năm.
2. Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Trường hợp người bị tiểu đường phải cắt cụt chi thì vết thương rất khó lành, thậm chí là có thể bị hoại tử tiếp, phải cắt cụt sâu hơn, tháo khớp cao hơn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, khi thấy các dấu hiệu tê bì chân tay hay bất cứ vấn đề bất thường nào khác thì cần đến bệnh viện kiểm tra để tiến hành điều trị ngay. Cần có các biện pháp dự phòng sớm các biến chứng về thần kinh và mạch máu ở người bệnh tiểu đường.
3. Làm gì khi bị tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường
3.1. Kiểm soát đường huyết
Tê bì chân tay là biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường, do đó để làm giảm tình trạng này cần phải kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Người bệnh phải uống thuốc tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, vận động thường xuyên để duy trì sức khỏe và cân nặng.
Nếu người bệnh đang bị thừa cân, béo phì cần phải giảm cân để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt là không uống rượu bia và hút thuốc lá.
3.2. Chăm sóc bản thân
Khi bị tê bì chân tay, người bệnh nên ngâm chân tay và rửa chân tay bằng nước ấm hàng ngày, sau đó lau thật khô và thoa kem dưỡng ẩm. Luôn đi giày, dép để ngăn ngừa các thương tích, vết trầy xước trên da.
Thường xuyên kiểm tra tay chân để kịp thời phát hiện các vết thương, vết loét và có phương pháp can thiệp kịp thời, tránh nhiễm trùng, hoại tử.
Để được biết thêm thông tin bổ ích hãy liên hệ với Trung tâm xét nghiệm Y khoa Dr.Labo.
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.