1. Những lợi ích sau khi được tiêm vắc-xin phòng Covid
- Ngăn chặn phát triển dịch Covid-19 trong cộng đồng.
- Tiêm chủng vắc-xin phòng Covid giúp mọi người tránh được bệnh tật do Covid gây ra và có thể tránh được lây lan cho người khác trong cộng đồng.
2. Vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả hay không?
Nhiều người đã báo cáo chỉ có các tác dụng phụ nhẹ sau khi tiêm ngừa COVID-19. Kết quả nhận được từ các nỗ lực theo dõi sự an toàn của vắc-xin cho thấy có một số người có tác dụng phụ nhẹ như:
- Sưng, tấy đỏ và đau tại vị trí tiêm
- Sốt nhẹ
- Đau đầu, mệt mỏi, đau cơ
- Ớn lạnh, buồn nôn…
Trên thế giới có rất ít trường hợp bị tắc mạch do huyết khối, giảm tiểu cầu, sốc phản vệ. Tuy nhiên, ở nước ta, ngày 7/5 vừa qua đã ghi nhận một ca tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm chủng vắc-xin Covid-19 tại An Giang.
Một số các trường hợp khác sau khi tiêm chủng có thể xuất hiện các tác dụng phụ nhẹ. Thực tế, chính những biểu hiện nhẹ đó là tình trạng cơ thể đang sản sinh ra kháng thể chống lại virus Covid-19. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì lợi ích của vắc xin phòng chống Covid-19 vẫn vượt trội hơn nhiều so với các phản ứng bất lợi của nó. Do vậy vắc-xin phòng chống Covid 19 vẫn được khuyến cáo cần thiết phải dùng trong cộng đồng.
3. Chỉ định tiêm vắc xin phòng Covid
3.1. Chỉ định
3.2. Chống chỉ định
- Có tiền sử phản ứng phản vệ độ 2 ( Độ II: Có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh. Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi. Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp; Độ III: biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau: Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản. Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở. Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn. Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp; Độ IV: Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn) trở lên sau lần tiêm chủng vắc xin Covid 19 trước đó.
- Mẫn cảm với các chất hoặc bất kỳ tá dược nào sau đây: L- Histidine, L-Histidine hydrochloride monohydrate, Magie clorua hexahydrat, Polysorbate 80, Etanol, Sucrose, natriclorua, Dinatri edetat dihydrat.
3.3. Đối tượng tạm hoãn tiêm chủng
- Đang mắc các bệnh cấp tính
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Người suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù
- Trong vòng 14 ngày trước điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisonlon ≥ 2mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày) hoặc điều trị bằng hóa trị liệu, xạ trị
- Trong vòng 90 ngày trước có điều trị Immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người Covid-19
- Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước
- Đã mắc Covid -19 trong vòng 6 tháng
- Người trên 65 tuổi
- Giảm tiểu cầu và /hoặc rối loạn đông máu
4. Đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng
- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác
- Người có bệnh nền nặng, mạn tính chưa được điều trị ổn định
- Người mất chi giác, mất năng lực hành vi
- Người có bệnh mạn tính có bất thường dấu hiệu sinh tồn:
+ ]Mạch <60 lần/ phút hoặc > 100 lần / phút
+ Huyết áp: Tối thiểu< 60mmHg, hoặc > 90 mmHg
+ Huyết áp tối đa < 90mmHg hoặc >140mmHg
+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 <94%
Các đối tượng này nếu cần thiết phải tiêm vắc-xin thì cần được tiêm tại các cơ sở bệnh viện nơi có đủ điều kiện để cấp cứu khi có phản ứng bất lợi xảy ra.
5. Quy trình tiêm vắc-xin phòng Covid-19
Sau tiêm, bạn cần phải ngồi tại nơi tiêm chủng và thực hiện theo dõi ít nhất 30 phút.
Sau khi tiêm phòng Covid-19 về nhà bạn có thể bị sốt nhẹ, đau cơ, mệt mỏi hoặc đau chỗ tiêm. Nếu sốt cao trên 38.5 độ C hoặc đau nhiều bạn có thể dùng thuốc paracetamol 500mg uống 1 viên cách nhau 6 giờ tùy theo mức độ. Khi gặp các vấn đề nghiêm trọng, tình trạng diễn biến nặng nề hơn thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và xử trí.
Bạn cần nhớ rằng, không có loại vắc xin nào có thể giúp con người phòng tránh 100% các bệnh lây truyền. Do vậy, sau khi được tiêm phòng Covid – 19 bạn vẫn phải tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế đưa ra:
- KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác ít nhất 2m.
- KHÔNG TẬP TRUNG: không tập trung đông người.
- KHAI BÁO Y TẾ: Thực hiện khai báo Y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095, hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
Vì sức khỏe cộng đồng, toàn dân chung tay phòng tránh và đẩy lùi dịch Covid -19.
Nguồn: Vinmec