1. Thông tin tổng quan về ngày dự sinh
Khi mẹ bầu mang thai các bác sĩ sẽ tính ngày dự sinh để vừa theo dõi sự phát triển của bé vừa để mẹ chuẩn bị chu đáo đón bé yêu chào đời.
Ngày dự sinh là gì
Ngày dự sinh còn là ngày dự kiến mẹ chào bé ra đời, được xác định dựa vào chu kỳ hành kinh cuối cùng của thai phụ. Nếu không có gì thay đổi bé sẽ được sinh vào ngày gần với ngày dự sinh. Do đó, nếu quá ngày dự sinh mà bé vẫn chưa chào đời thì có thể có những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ thực hiện các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh.
Cách tính ngày dự sinh
Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng kĩ thuật siêu âm để xác định ngày chào đời của thai nhi và thực hiện trong thời gian từ tuần thứ 12 – 13 của thai kỳ. Kết quả cho ra tương đối chính xác, vì thế mẹ chỉ cần thực hiện xét siêu âm 1 lần duy nhất mà không cần làm lại.
Thai nhi quá ngày dự sinh là như thế nào
Thông thường, thời gian mang thai của các mẹ bầu là 40 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ hành kinh cuối . Nếu trên 42 tuần mà thai nhi chưa chào đời thì được coi là thai quá ngày dự sinh.
Nguyên nhân dẫn đến thai quá ngày dự sinh
Hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng thai quá ngày dự sinh, nhưng cũng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ này. Cụ thể:
-
Mang thai lần đầu tiên.
-
Thai nhi là bé trai.
-
Lần mang thai trước cũng xảy ra hiện tượng thai quá ngày dự sinh.
-
Mẹ bầu bị bệnh béo phì.
Thai nhi quá ngày dự sinh có sao không
Quá ngày dự sinh là một hiện tượng bất thường vì vậy cũng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé. Tuy nhiên, số lượng thai phụ và thai nhi bị ảnh hưởng là không nhiều. Phần nhiều thai phụ sau ngày dự sinh sẽ xuất hiện hiện tượng chuyển dạ và sinh con khoẻ mạnh. Những rủi ro mà thai phụ không may gặp phải khi thai quá ngày dự sinh là:
-
Thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.
-
Đẻ khó do con to.
-
Suy hô hấp sau sinh.
-
Suy dinh dưỡng sau sinh.
-
Tăng khả năng nhiễm trùng trùng và xuất huyết sau khi sinh.
2. Các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cơ bản như siêu âm thai để biết được kích thước, trọng lượng; soi ối để kiểm tra tình trạng nước ối; xét nghiệm máu;… bác sĩ sẽ xem xét và lựa chọn một trong các các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh sau:
Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi
Máy Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi giúp kiểm tra nhịp tim cũng như tình trạng sức khỏe của thai nhi khi quá ngày dự sinh. Ngoài máy Monitor ra, đôi lúc cũng phải sử dụng đến cả phương pháp siêu âm. Trong quá trình chẩn đoán, hai đai của máy sẽ được đặt xung quanh bụng của mẹ bầu để phát ra dòng cảm biến. Nhịp tim của thai nhi và tần số co bóp của tử cung sẽ được biểu hiện bằng dòng cảm biến này.
Nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin
Mẹ sẽ được truyền qua tĩnh mạch một loại dung dịch tên là Glucose 5% có pha 5 đơn vị Oxytocin. Dung dịch này có tác dụng tạo ra các cơn gò tử cung giống như bạn chuẩn bị sinh, gồm 3 cơn gò, mỗi cơn gò sẽ cách nhau 10 phút. Cùng lúc đó, mẹ sẽ được gắn máy Monitor theo dõi đáp ứng tim thai. Bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khoẻ của em bé thông qua khả năng chịu đựng các cơn gò này như thế nào.
Theo dõi đáp ứng tim thai mỗi khi em bé cử động
Phương pháp này cũng tương tự như nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin. Tiy nhiên, các mẹ bầu sẽ không cần phải truyền dịch, thay vào mẹ phải chú ý tới các cử động của bé. Những cử động đó sẽ được đánh dấu lên biểu đồ tim thai. Sau khoảng thời gian từ 20 – 45 phút, kết quả sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khoẻ hiện tại của bé.
3. Các biện pháp chuyển xạ khởi phát khi thai nhi quá ngày dự sinh
Khi thai nhi đã quá ngày dự sinh mà chưa chào đời các bác sĩ sẽ khuyến nghị các biện pháp giục sinh, thúc sinh. Các biện pháp chuyển xạ khởi phát khi thai nhi quá ngày dự sinh được có thể được các bác sĩ lựa chọn như:
-
Lóc ối: các bác sĩ sẽ đeo băng tay dùng ngón tay vào giữa màng ối và cổ tử cung, đầu ngón tay phải áp sát cổ tử cung để tách màng ối ra khỏi thành cổ tử cung và đoạn dưới tử cung.
-
Bấm ối: không phải khi nào phương pháp này cũng được thực hiện, mà chỉ khi cổ tử cung đã mở. Các bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim để làm chọc thủng màng ối. Từ đó, các ngón tay có thể dễ dàng xé rách màng ối, kích thích quá trình chuyển dạ xảy ra. Có thể kết hợp phương pháp này với việc truyền oxytocin.
-
Sử dụng oxytocin: oxytocin là một chất có tác dụng kích thích quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, có thể kết hợp phương pháp này với bấm ối hoặc đặt bóng foley.
-
Các chất tương tự Prostaglandins: những loại thuốc này sẽ được đặt trong âm đạo thai phụ giúp tử cung nhanh chín muồi và mềm mại đẩy nhanh quá trình chuyển dạ, tạo thuận lợi cho cuộc sinh đẻ.
-
Đặt bóng Foley.