*** Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp có hình bướm nằm ở trước cổ, chúng có nhiệm vụ sản xuất hormon kiểm soát sự trao đổi chất. Rối loạn tuyến giáp có thể làm chậm hoặc tăng quá trình trao đổi chất bằng cách làm gián đoạn quá trình sản xuất hóc môn. Khi lượng hóc môn sinh ra ở mức thấp hoặc quá cao, bạn có thể gặp 1 số triệu chứng.
*** Triệu chứng:
1.Tăng hoặc giảm cân
– Thay đổi cân nặng là dấu hiệu thường thấy của rối loạn tuyến giáp. Tăng cân là dấu hiệu hóc-môn bị giảm, hay còn gọi suy giáp. Ngược lại, nếu tuyến giáp sản xuất nhiều hóc-môn hơn nhu cầu, bạn đột ngột giảm cân. Tình trạng này còn được gọi là cường giáp. Triệu chứng của suy giáp lại thường phổ biến hơn
2. Sưng cổ
– Chỗ bị sưng hoặc phình to trên cổ là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tuyến giáp đang có vấn đề. Bướu có thể xảy ra nếu ban bị suy giáp hoặc cường giáp. Đôi khi, chỗ sưng là hậu quả của bệnh ung thư tuyến giáp, hạch, hay những nhân hình thành bên trong tuyến giáp. Nhưng cũng có khi không phải là do tuyến giáp.
3. Thay đổi nhịp tim
Hormone do tuyến giáp sinh ra ảnh hưởng gần như mọi cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng đến nhịp tim. Những ai mắc chứng suy giáp có tình trạng nhịp tim của họ thấp hơn bình thường. Chứng cường giáp khiến tim đập nhanh. Việc này có thể làm tăng huyết áp và hồi hộp đánh trống ngực.
4. Thay đổi tâm trạng và năng lượng
– Rối loạn tuyến giáp có thể tác động đến tâm trạng và năng lượng hoạt động. Chứng suy giáp khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và chán nản. Cường giáp tạo cảm giác hồi hộp, khó ngủ, bồn chồn và khó chịu.
5. Rụng tóc
– Rụng tóc là triệu chứng cho thấy lượng hóc môn mất cân bằng. Bệnh nhân suy giáp và cường giáp đều rụng tóc. Thông thường tóc sẽ mọc lại sau khi điều trị xong.
6. Cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh
– Rối loạn tuyến giáp có thể làm gián đoạn khả năng điều chỉnh thân nhiệt. Bệnh nhân suy giáp thường thấy lạnh, trong khi người bị cường giáp thường thấy nóng và ra mồ hôi nhiều hơn bình thường.
***Những triệu chứng khác của chứng suy giáp
- Bệnh suy giáp có thể gây ra nhiều biểu hiện khác, trong đó bao gồm
- Khô da và dễ gãy móng
- Tê tay hoặc ngứa ở tay
- Táo bón
- Kinh nguyệt bất thường
***Các triệu chứng khác của cường giáp
- Bệnh cường giáp cũng có thể tạo ra các triệu chứng khác như là:
- Yếu cơ hoặc bị run tay
- Thị lực có vấn đề
- Tiêu chảy
- Kinh nguyệt không đều
***Bạn bị rối loạn tuyến giáp hay đang trong thời kì mãn kinh?
- Do rối loạn tuyến giáp có thể làm thay đổi chu kì kinh nguyệt , các triệu chứng này có thể nhầm lẫn là mãn kinh. Xét nghiệm máu có thể xác định bạn đã bước vào thời kì mãn kinh hay tuyến giáp có vấn đề.
*** Đối tượng nào cần phải đi làm xét nghiệm?
- Nếu bạn nghĩ mình có các vấn đề về tuyến giáp, nên đến bác sĩ tư vấn trước khi làm xét nghiệm.Những ai gặp các triệu chứng như nêu trên hay gặp các yếu tố nguy cơ cần kiểm tra thường xuyên. Bệnh Suy giáp thường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 60 tuổi, trong khi bệnh cường giáp phổ biến hơn. Nếu gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp.
***Kiểm tra cổ
- Bạn có thể phát hiện tuyến giáp phình to khi nhìn qua gương. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ngửa cổ, uống nước, sờ lên chỗ gần cuối của cổ (giữa yết hầu và xương đòn), kiểm tra chỗ phình hoặc nhô ra. Nếu có thì hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn thêm
*** Chẩn đoán rối loạn tuyến giáp
- Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để xác định rối loạn tuyến giáp. Xét nghiệm này đo lường TSH ( hóc môn kích thích tuyến giáp). Nếu chỉ số TSH cao, bạn bị suy giáp. Nếu chỉ số TSH thấp, bạn bị cường giáp. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng hóc-môn tuyến giáp trong máu. Trong 1 vài trường hợp, phương pháp chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết cũng được dùng để đánh giá mức độ bất thường của tuyến giáp.
***Bệnh Hashimoto
- Căn nguyên phổ biến gây ra bệnh suy giáp là bệnh Hashimoto. Đây là 1 dạng rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể tự tấn công tuyến giáp của mình. Hậu quả là tuyến giáp bị tổn thương và nó ngăn chặn sản sinh đủ lượng hóc-môn cần thiết. Bệnh Hashimoto thường có tính di truyền.
***Các căn nguyên khác gây bệnh Suy giáp
– Trong 1 vài trường hợp, suy giáp là hậu quả của sự bất ổn tuyến yên nằm ở đáy não. Tuyến yên sản xuất TSH (hóc môn kích thích tuyến giáp), cho tuyến giáp thực hiện chức năng của mình. Nếu tuyến yên không sản xuất đủ lượng TSH, lượng hóc-môn sản xuất từ tuyến giáp sẽ giảm xuống. Nguyên nhân khác làm suy tuyến giáp bao gồm viêm tuyến giáp tạm thời hoặc thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
+ Bệnh Graves
– Căn nguyên gây ra bệnh cường giáp gần như là do bệnh Graves. Đây là 1 dạng rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể tự tấn công tuyến giáp và kích thích tăng lượng hóc-môn. Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy của bệnh Graves là phần sau của mắt bị khó chịu và lồi mắt.
***Những căn nguyên khác gây ra bệnh cường giáp
- Cường giáp có thể là hậu quả của chứng nhân giáp. Những nhân này phát triển bên trong tuyến giáp và đôi khi thúc đẩy sự sản sinh hóc môn từ tuyến giáp. Nhân lớn có thể tạo thành cục bướu dễ dàng nhận diện. Siêu âm có thể dò ra những khối u nhỏ. Xạ hình tuyến giáp có thể cho biết hóc-môn tuyến giáp có bị khối u làm tăng sản lượng lên qua nhiều hay không.
***Các biến chứng của rối loạn tuyến giáp
- Khi không được điều trị, suy giáp có thể làm tăng lượng cholesterol và khiến bạn dễ bị đột quỵ hoặc bệnh tim. Những trường hợp nặng như lượng hóc-môn tuyến giáp quá thấp có thể gây mất ý thức, đe dọa tính mạng do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Với cường giáp, nó có thể gây các vấn đề về về tim và làm giòn xương.
***Điều trị suy giáp
- Nếu bị chẩn đoán suy giáp, bác sĩ thường kê toa uống thuốc viên có hóc-môn tuyến giáp tổng hợp. Trong vài tuần bạn sẽ thấy có sự tiến triển bằng phương pháp này. Điều trị lâu dài có thể giúp cải thiện tình trạng, giảm lượng cholesterol, giảm cân nặng. Đa số người bị suy giáp phải uống thuốc điều trị hoc-môn tuyến giáp suốt đời.
***Điều trị cường giáp
- Lựa chọn thường gặp nhất dành cho người trưởng thành là dùng i ot phóng xạ phá hủy tuyến giáp theo liệu trình 6-18 tuần. Sau khi tuyến giáp được triệt tiêu hoặc cắt bỏ bằng cách phẫu thuật, đa số bệnh nhân phải uống thuốc viên điều trị hóc-môn tuyến giáp. Cách điều trị thông thường khác là liệu pháp kháng tuyến giáp nhằm giảm lượng hóc-môn được tuyến giáp sinh ra.
- Một số trường hợp nhịp tim nhanh hoặc run tay cũng có thể sử dụng.
***Phẫu thuật điều trị rối loạn tuyến giáp
- Cắt bỏ tuyến giáp có thể chữa được bệnh suy giáp, nhưng cách này chỉ được dùng nếu thuốc kháng tuyến giáp không có tác dụng hoặc bướu đã lớn. Phẫu thuật cũng có thể được khuyên cáo cho những bệnh nhân bị nhân giáp. Khi đã loại bỏ tuyến giáp, đa số bệnh nhân cần phải dùng chế phẩm hóc-môn tuyến giáp hằng ngày để tránh suy giáp.
***Ung thư tuyến giáp ra sao?
- Ung thư tuyến giáp không thường gặp và ít nguy hiểm nhất. Triệu chứng chính là sưng hoặc có khối u ở cổ, và chỉ có 5% nhân giáp hình thành ung thư. Khi bị chẩn đoán ung thư tuyến giáp, cách điều trị đa phần là phẫu thuật kèm theo điều trị bằng iot phóng xạ, vài trường hợp dùng xạ trị bên ngoài.
*** Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm, sẽ giúp người dân biết được tình trạng các chức năng trong cơ thể. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn Lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.