26 Tháng Ba, 2023
- Acid uric là gì?
- Acid uric là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hydro và nitơ, có công thức C5H4N4O3 được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin. Tiếp theo chúng được hòa tan trong máu và cuối cùng chúng được đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.
- Acid uric là một hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ sỏi thận vào năm 1776 bởi nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Nhà hóa học người Ukraina Ivan Horbaczewski lần đầu tiên tổng hợp axit uric bằng cách nấu chảy urê bằng glycine vào năm 1882
2. Công dụng của acid uric.
- Bình thường trong cơ thể con người, các nhân purin sau khi thoái hóa sẽ tạo thành acid uric hòa tan trong máu và được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng vì một số nguyên nhân nào đó dẫn đến tình trạng acid uric tăng cao trong máu và gây lắng đọng ở da, các khớp và thận gây ra những bệnh lý khác nhau. Vì vậy vai trò của acid uric rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh như Gout,…
- Chỉ số acid uric luôn được theo dõi để đánh giá nồng độ acid uric máu có trong cơ thể người bệnh, và ảnh hưởng có nó đến việc điều trị. Để đo chỉ số acid uric trong máu cần làm xét nghiệm định lượng acid uric
- Vai trò của acid uric máu cũng được thể hiện trong việc sử dụng để theo dõi nồng độ acid uric ở người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh nhân ung thư và theo dõi nguy cơ lắng đọng urat tại thận và nguy cơ gây suy thận…
3. Chỉ số acid uric.
- Nồng độ Axit uric trong máu ở nam là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít) nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít)
- Tổng lượng Axit uric trong cơ thể ở nam là khoảng 1200mg, ở nữ là khoảng 600mg
Chỉ số axit uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6 mg/dl sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ axit uric ở mức 6-7 mg/dl là chỉ số an toàn bình thường.
4. Nguyễn nhân gây tăng acid uric.
Có nhiều nguyên nhân gây tăng Axit uric nhưng có thể sắp xếp thành 3 loại: Tăng sản xuất Axit uric; giảm bài tiết Axit uric; hỗn hợp giữa tăng sản xuất và giảm bài tiết Axit uric.
- Tăng sản xuất Axit uric máu: Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất. Có tới 80% người bị tăng Axit uric không xác định được nguyên nhân (tăng axit uric máu tiên phát). Tăng axit uric máu có thể do ăn nhiều thực phẩm chứa purin, do các tổ chức bị phá huỷ (Vd: sau hoá trị liệu, xạ trị các khối u ác tính), do gia tăng chuyển hóa tế bào (Vd: bệnh lơxêmi cấp, u lympho), do thiếu máu do tan máu (Vd: sốt rét, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu G6PD); bị béo phì; nhịn đói. Ăn quá nhiều thức ăn có chứa purin như đồ chiên rán, dầu mỡ, thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, uống nhiều rượu bia khiến tăng tổng hợp purin, tăng thoái biến nucleotite, tăng thoái hóa ATP.
- Nhóm tăng Axit uric trong máu do giảm đào thải axit uric qua thận: Do suy thận, tổn thương các ống thận xa; nghiện rượu cấp; do dùng thuốc lợi tiểu; do nhiễm toan lactic; do suy tim ứ huyết; do dùng kéo dài một số loại thuốc gây giảm thải Axit uric qua nước tiểu như: dùng aspirin liều thấp, dùng thuốc lợi tiểu, dùng probenecid liều thấp, dùng phenylbutazon liều thấp. Uống rượu bia khiến việc bài tiết Axit uric qua thận bị giảm do giảm lọc ở cầu thận, giảm tiết urat, giữ lại purin của thức ăn làm tăng quá trình tinh thể hóa muối urat ở tế bào.
- Các nguyên nhân khác gây tăng Axit uric máu như: Do tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp; do nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật; do suy cận giáp trạng; do suy giáp; do ngộ độc chì; do chấn thương.
5. Phòng tránh acid uric tăng cao, lưu ý.
- Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, phủ tạng động vật… Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận
- Các chuyên gia khuyến khích sử dụng các loại rau củ nghèo purin, giàu chất xơ như actiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột…. vì những thực phẩm giàu chất xơ nói chung làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành axit uric.
- Hạn chế đồ uống có chứa các chất kích thích có thể gây axit uric cao trong máu: rượu, bia, chè, cà phê. Mỗi ngày, mỗi người nên uống khoảng 2-3 lít nước lọc khi đang uống thuốc trị bệnh. Nếu bệnh nhân không có bệnh về tim mạch, cần khuyến khích bệnh nhân nên uống các loại nước khoáng có độ kiềm cao như nước soda.. nhằm kiềm hóa nước tiểu để tăng đào thải axit uric.
- Khi phát hiện lượng acid uric cao quá mức bình thường thì cần phải hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất đạm như hải sản, các loại thịt đỏ, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Kết hợp với chế độ ăn uống giàu rau xanh, hoa quả tươi sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình đào thải Axit uric.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ phát hiện và điều trị kịp thời những trường hợp có tăng axit uric máu cần dùng thuốc.
ĐỂ ĐĂNG KÝ XÉT NGHIỆM QUÝ KHÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ 0837755383-02473088288