Béo phì ở trẻ em là vấn đề ngày càng phổ biến và là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Bé béo phì không chỉ bị ảnh hưởng về tâm lý do ngoại hình thiếu tự tin mà còn dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trong nội dung chia sẻ sau đây, DR.LABO sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân gây nên và biện pháp điều trị tình trạng béo phì ở trẻ.
1. Về khái niệm béo phì ở trẻ em
Béo phì ở trẻ em được xác định dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) để so sánh với biểu đồ tăng trưởng chuẩn. Trẻ thừa cân khi chỉ số BMI 85 – < 95 percentiles và béo phì khi BMI > 95 percentiles dựa vào chỉ số được nêu trong biểu đồ tăng trưởng của WHO – 2007.
Theo WHO, trẻ được xem là béo phì khi có tình trạng tích lũy mỡ không bình thường, ở mức thái quá, cục bộ hoặc toàn thể, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Béo phì được xét trên 2 phương diện: tỷ lệ mỡ của cơ thể và cân nặng.
Thống kê tỷ lệ trẻ béo phì ở nước ta theo nguồn từ Viện dinh dưỡng quốc gia
2. Nguyên nhân bé béo phì và phân loại béo phì
2.1. Nguyên nhân khiến bé bị béo phì
Bé béo phì thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:
– Dinh dưỡng không cân đối
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ngọt, nước uống có gas và các loại thực phẩm giàu đường, giàu chất béo nhưng ít chất xơ rất dễ dẫn đến béo phì. Ngoài ra, ăn vặt liên tục, ăn nhiều bữa, ăn không đúng giờ, hay ăn đêm,… cũng gây mất cân bằng dinh dưỡng và khiến trẻ bị béo phì.
– Ít vận động
Trẻ có thói quen thích xem điện thoại, tivi, ngại tham gia các hoạt động thể chất. Thói quen lười vận động này khiến cho năng lượng dư thừa không được tiêu hao và dễ tăng tích lũy mỡ.
– Di truyền
Bé béo phì cũng có thể chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền khi trong nhà có bố, mẹ cũng bị thừa cân hoặc béo phì.
– Nguyên nhân khác
+ Trẻ bị lo âu, căng thẳng thường xuyên, trầm cảm có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng cách ăn nhiều hơn.
+ Thiếu không gian, môi trường thuận lợi cho hoạt động thể chất của trẻ.
+ Mắc bệnh nền, vấn đề về chuyển hóa hoặc hormone,…
2.2. Phân loại béo phì ở trẻ
Có nhiều cách phân loại béo phì. Phân loại béo phì theo mức độ (theo WHO – 2007) như sau:
– Trẻ <9 tuổi: (theo chỉ số cân nặng/chiều cao). Nếu chỉ số này trong khoảng 2SD – 3SD là béo phì độ 1.3SD – 4SD là béo phì độ 2 và trên 4SD là béo phì độ 3.
– Trẻ > 9 tuổi:
+ 85th
+ BMI > 95th: béo phì trung bình và nặng.
Minh họa giúp hiểu thêm về chỉ số khối cơ thể – đơn vị dùng để đánh giá tình trạng béo phì
3. Béo phì ở trẻ em điều trị như thế nào?
3.1. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu hướng đến trong điều trị béo phì ở trẻ em là:
– Làm cho trẻ chậm hoặc ngừng tăng cân để đảm bảo sự ổn định cân nặng lý tưởng.
– Kiểm soát để duy trì cân nặng lý tưởng với chiều cao của trẻ.
– Giúp trẻ tăng trưởng cân nặng và chiều cao đạt mốc tiêu chuẩn theo độ tuổi.
– Giảm thiểu nguy cơ béo phì gây biến chứng.
3.2. Nguyên tắc điều trị
Điều trị cho bé béo phì được đặt ra với mục tiêu nêu trên nên cần tuân thủ nguyên tắc:
– Điều chỉnh chế độ ăn theo hướng giảm năng lượng nạp vào.
– Tăng hoạt động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng.
– Cung cấp đủ khoáng chất, vitamin theo nhu cầu độ tuổi.
3.3. Các biện pháp cụ thể
3.3.1. Những điều cần thực hiện
– Xây dựng cho trẻ thực đơn cụ thể với khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm trong bữa ăn.
– Chỉ uống sữa không đường đối với trẻ nhỏ và dùng sữa gầy cho trẻ lớn.
– Tránh cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cần cân đối sao cho lượng mỡ tiêu thụ ở bé béo phì không vượt > 25 – 30% so với tổng năng lượng.
– Không bỏ bữa, ăn đúng giờ và đủ bữa.
– Tăng khẩu phần ăn cho bữa sáng, giảm khẩu phần ăn bữa chiều và bữa tối.
– Tăng rau xanh và trái cây ít đường.
– Giảm bớt hàm lượng gạo tiêu thụ để thay thế bằng thực phẩm giàu xơ như ngô, khoai hoặc ngũ cốc.
– Tập cho trẻ có thói quen ăn chậm, nhai kỹ, biết cách cảm nhận cảm giác no và dừng bữa ăn khi đã cảm thấy no. Trẻ nhai không kỹ, ăn quá nhanh rất dễ gặp tình trạng ăn quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể.
– Nên để trẻ ăn cùng các thành viên trong gia đình và tạo không khí ăn uống thoải mái, trò chuyện cùng trẻ để trẻ quên đi cảm giác thèm ăn, giảm thiểu lượng thức ăn nạp vào.
– Cân bằng lượng calo trong từng bữa ăn để đảm bảo nhu cầu tăng trưởng. Tốt nhất không nên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh và kiểm soát tốt các bữa ăn ngoài gia đình để tránh tình trạng trẻ ăn mất kiểm soát.
Điều trị bé béo phì cần có sự thăm khám và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa
3.3.2. Những điều không nên làm
– Tránh cho trẻ ăn thực phẩm giàu đường như: sữa đặc, kẹo, bánh ngọt,…
– Không cho trẻ ăn kẹo cao su vì điều này dễ khiến trẻ có thói quen lúc nào cũng muốn nhai.
– Không ăn trước giờ ngủ.
– Tăng hoạt động thể chất vừa sức với thời gian 60 phút/ngày để tiêu hao năng lượng và nên duy trì như vậy tối thiểu 3 ngày/tuần.
– Không cho trẻ ngồi một chỗ quá lâu, thay vào đó hãy khuyến khích trẻ tham gia hoạt động vận động.
– Uống đủ 2 lít nước/ngày để bù vào lượng nước mất đi do đổ mồ hôi khi tập luyện.
Bé béo phì là vấn đề cha mẹ cần quan tâm để giúp con tìm phương án điều trị kịp thời. Bên cạnh sự hỗ trợ từ cha mẹ, nhà trường và xã hội cũng nên phối hợp để tạo ra môi trường lành mạnh, giúp trẻ tránh gặp phải rào cản tâm lý để phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.