Hiện nay, đã xuất hiện trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu khiến người dân không khỏi hoang mang về căn bệnh nguy hiểm này. Vậy triệu chứng của bệnh là gì, bệnh có dễ lây hay không và có những phương pháp nào chẩn đoán bệnh hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin này đến quý bạn đọc!
Thông tin tổng quan chung về bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu (tên tiếng Anh là Diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh làm xuất hiện giả mạc dày, dai, màu xám nhạt hoặc trắng chứa vi khuẩn, tế bào biểu mô hoại tử, đại thực bào và fibrin.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra
Chúng bám chặt và bao phủ các bộ phận như amidan, hầu họng, thanh quản, mũi, thậm chí lan truyền xuống phế quản gây tắc nghẽn đường hô hấp và khó thở. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu có khả năng phát triển thành dịch nếu không được kiểm soát tốt, đặc biệt là trẻ dưới 15 tuổi chưa được tiêm phòng miễn dịch đầy đủ.
Phân loại bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu được phân loại theo mức độ phổ biến như sau:
- Bạch hầu họng;
- Bạch hầu thanh quản;
- Bạch hầu mũi;
- Bạch hầu mắt;
- Bạch hầu da
- ….
Triệu chứng bệnh bạch hầu
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh bạch hầu bao gồm: sốt nhẹ, ho, khản tiếng, đau họng, chán ăn… Dấu hiệu điển hình nhất để nhận biết bệnh bạch hầu đó là xuất hiện giả mạc dày, dai, màu xám nhạt hoặc trắng ngà sau khoảng 2-3 ngày mắc bệnh.
Bệnh bạch hầu dễ dàng nhận biết qua giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống
Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương các dây thần kinh dẫn đến tê liệt, bàng quang mất kiểm soát, cơ hoành bị tê liệt, nhiễm trùng phổi (suy hô hấp hoặc viêm phổi), thậm chí tử vong. Các trường hợp tử vong chủ yếu do giả mạc phát triển rất nhanh làm tắc nghẽn đường hô hấp trên hoặc tác hại của độc tố lên tim hoặc hệ thần kinh.
Bệnh bạch hầu có dễ lây hay không?
Thực tế đáng báo động hiện nay, bệnh bạch hầu đang quay trở lại tại những vùng miền núi phía Bắc có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Hà Giang, Điện Biên, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Đặc biệt, trường hợp ca tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An và ca mắc tại Bắc Giang do tiếp xúc với ca tử vong đã khiến người dân không khỏi lo lắng về bệnh lý nguy hiểm này. Vậy bệnh bạch hầu có dễ lây hay không và những con đường lây phổ biến của bệnh là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây lan với nhiều hình thức khác nhau, được đánh giá có tốc độ lây lan khá nhanh thông qua các con đường chủ yếu như sau:
Lây truyền qua đường hô hấp
Các chuyên gia y tế cho biết, đường hô hấp là con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh bạch hầu. Vi khuẩn từ người mang bệnh có thể lây lan sang cho người lành thông qua hoạt động trò chuyện, ho, hắt hơi… Cụ thể, giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu hòa vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ nhiễm bệnh, đặc biệt nguy cơ cao đối với các đối tượng chưa có miễn dịch.
Đường hô hấp là con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh bạch hầu
Lây truyền qua vật trung gian
Bên cạnh đường lây trực tiếp thông qua đường hô hấp, bệnh bạch hầu có thể lây gián tiếp thông qua vật trung gian. Cụ thể, nguy cơ lây nhiễm cao khi người lành tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu từ người bệnh.
Thời gian ủ bệnh của bệnh bạch hầu thường kéo dài từ 2 – 5 ngày, cũng có trường hợp lâu hơn. Người dân cần xác định rõ các con đường lây truyền của bệnh và từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là nguyên nhân gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, người dân tuyệt đối không nên chủ quan, hãy bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng những biện pháp sau:
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch;
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch;
- Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi;
- Vệ sinh nhà ở, trường học, nơi làm việc… đảm bảo thông thoáng;
- Vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày;
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Đặc biệt, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi ngờ mắc bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm ở họng hoặc mẫu mô từ vết thương bị nhiễm trùng của bệnh nhân và mang đi xét nghiệm để kiểm tra xác định có phải là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị đáp ứng thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi bệnh bạch hầu bao gồm:
Xét nghiệm sàng lọc vi khuẩn bạch hầu
- Mẫu bệnh phẩm: Dịch họng;
- Giá trị xét nghiệm: Xét nghiệm giúp đánh giá sơ bộ về hình thái vi khuẩn và có giá trị trong việc định hướng căn nguyên gây bệnh;
- Thời gian trả kết quả: 90 phút kể từ thời điểm nhận mẫu.
Xét nghiệm vi khuẩn nuôi cấy, định danh và kháng thuốc hệ thống tự động
- Mẫu bệnh phẩm: Dịch họng;
- Giá trị xét nghiệm: Phát hiện căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm trùng và tính nhạy cảm/ kháng thuốc của các căn nguyên. Cho biết chính xác căn nguyên gây bệnh ở mức độ chi/ loài và có kết quả kháng sinh đồ định lượng;
- Thời gian trả kết quả: 2- 4 ngày kể từ thời điểm nhận mẫu.