Bệnh giang mai là gì?

1 Tháng Năm, 2023

 

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, đường lây, dấu hiệu nhận biết, biến chứng và cách phòng ngừa

Bệnh Giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì ? Đường lây và dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai như thế nào ? Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai ? Cách phòng ngừa bệnh giang mai?
 

1. Bệnh Giang mai là gì?

Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là xoắn khuẩn Treponema pallidum(xoắn khuẩn giang mai) gây nên. Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C, xoắn khuẩn sẽ chết. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.

Xoắn khuẩn giang mai có trong máu, dịch âm đạo của phụ nữ, nam giới và lây truyền thông qua đường tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn. Các chuyên gia cảnh báo bất kỳ ai cũng có thể nhiễm xoắn khuẩn giang mai, song do cấu tạo sinh dục dạng mở nên tỷ lệ ở mắc giang mai ở phụ nữ cao gấp ba lần so với nam giới, nhiễm trùng ở nữ cũng không có triệu chứng nên người nhiễm không ý thức mình đã mắc bệnh.

2. Bệnh giang mai lây qua đường nào?

  • Lây truyền qua quan hệ tình dục: Đây là đường lây truyền chủ yếu, chiếm tới 90% trường hợp. Đa số các cách quan hệ tình dục (đường âm đạo, hậu môn hay miệng) đều là nguyên nhân lây truyền bệnh giang mai.
  • Lây truyền do tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai qua các vết xước trên da, niêm mạc.
  • Lây truyền từ mẹ sang con do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập máu thai nhi qua rau thai.
  • Lây truyền do truyền máu hay qua các dụng cụ tiêm, chích bị nhiễm bệnh.

 

3. Các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng

Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3.

  • Giai đoạn 1 (giai đoạn nguyên phát)

Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh giang mai kịp thời. Giai đoạn này có thể thấy một hoặc một vài vết loét (biểu hiện cứng, tròn, không đau). Do không đau nên những vết loét thường không được chú ý, chúng xuất hiện kéo dài từ 3 đến 6 tuần và tự lành. Ngay cả khi vết loét đã khỏi, việc điều trị vẫn cần được tiếp tục để ngăn chặn khả năng bệnh chuyển sang giai đoạn thứ phát.
 

  • Giai đoạn 2 (giai đoạn thứ phát)

Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh có thể bị phát ban da có thể xảy ra đồng thời với tình trạng tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc như vết loét vùng miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Giai đoạn thứ phát thường khởi đầu bằng các phát ban tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Nốt ban đối xứng, màu hồng (còn gọi là đào ban giang mai vì nhìn rất giống hình ảnh hoa đào màu đỏ hồng hoặc hồng tím), ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy, không tự mất đi.
Những triệu chứng khác trong giai đoạn này có thể bị bao gồm sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi (cảm thấy rất mệt). Các biểu hiện này sẽ biến mất dù có chữa trị hay không. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai ủ bệnh và có thể là tam phát.

  • Giai đoạn ủ bệnh

Trong giai đoạn nguyên phát và thứ phát, các biểu hiện có thể biến mất hoàn toàn, làm cho người bệnh lầm tưởng mình đã hết bệnh. Tuy vậy, giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại âm ỉ bên trong cơ thể và kéo dài nhiều năm, trước khi bước sang giai đoạn tam phát.

  • Giai đoạn 3 (giai đoạn tam phát)

Tam phát là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, có xuất hiện sau 3-15 năm kể từ giai đoạn nguyên phát. Giai đoạn này được chia làm ba hình thức khác nhau là giang mai thần kinh (6.5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Trong đó, giang mai thần kinh gây viêm màng não, thoái hóa não, dẫn đến động kinh, đột quỵ, ảo giác; giang mai tim mạch gây ra phình động mạch chủ; và củ giang mai có khả năng làm biến dạng khuôn mặt người bệnh.

4. Biến chứng của Giang mai

Bệnh Giang mai có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
  • Bệnh giang mai tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt đến các cơ quan nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh.
  • Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan.
  • Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.

5. Phòng ngừa bệnh giang mai

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng.
  • Thực hiện hành vi tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su).
  • Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các chị em phụ nữ có thai.
  • Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không được tự ý mua thuốc điều trị.

 

Để được cung cấp thêm thông tin bổ ích hãy liên hệ Trung tâm xét nghiệm Y khoa Dr.Labo.

Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.