BIỂU HIỆN SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN VÀ CÁCH XỬ LÝ

11 Tháng Ba, 2024

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị sốt xuất huyết. Trong đó, biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em cũng gần tương tự như ở người lớn. Nếu nhận thấy trẻ xuất hiện triệu chứng lạ, nghi ngờ đã bị sốt xuất huyết, ba mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra để được điều trị sớm. Trong bài viết này, DRLABO sẽ chia sẻ một vài dấu hiệu khi trẻ bị sốt xuất huyết theo từng giai đoạn cụ thể để ba mẹ tham khảo

1. Tìm hiểu chung về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, chủ yếu bùng phát tại những nơi tập trung nhiều muỗi chứa mầm bệnh. Trong đó, muỗi mang virus sốt xuất huyết chính là vật chủ mang mầm bệnh. 

Trẻ em bị sốt xuất huyết do bị muỗi mang mầm bệnh đốt

Trẻ em bị sốt xuất huyết do bị muỗi mang mầm bệnh đốt

Nói chung, bệnh không phân biệt đối tượng trẻ em hay người lớn. Các khu vực nằm trong đới khí hậu nhiệt đới như nước ta có nguy cơ cao bùng phát dịch khá cao. 

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết là do một loại virus mang tên Dengue. Trong đó, muỗi Aedes Aegypti mang trong mình loại virus này chính là tác nhân truyền bệnh. Loài muỗi này chủ yếu hoạt động mạnh vào ban ngày (chỉ cá thể muỗi cái mới đốt người). Người bị muỗi Aedes Aegypti đốt sẽ bị nhiễm virus gây bệnh. 

Muỗi cái Aedes Aegypti mang virus Dengue là tác nhân truyền sốt xuất huyết

Muỗi cái Aedes Aegypti mang virus Dengue là tác nhân truyền sốt xuất huyết

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 8 đến 11 ngày. Sau khi đốt người, nếu không bị tiêu diệt, muỗi cái Aedes vẫn có khả năng lây truyền bệnh tiếp. Như vậy, trẻ em hay người lớn sống trong khu vực muỗi Aedes Aegypti sống đều có nguy cơ bị mắc sốt xuất huyết. 

3. Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ theo từng giai đoạn

3.1. Biểu hiện trong giai đoạn cơ thể bắt đầu lên cơn sốt

Trong giai đoạn cơ thể bắt đầu lên cơn sốt, trẻ thường gặp phải những triệu chứng như:

  • Cơ thể lên cơn sốt cao đột ngột, các cơn sốt gần như xuất hiện liên tục. 
  • Trẻ hay quấy khóc do cơ thể bứt rứt, khó chịu. 
  • Đau đầu (hay gặp ở trẻ lớn). 
  • Chán ăn kèm triệu chứng nôn ói. 
  • Xuất huyết dưới da. 
  • Xương khớp đau nhức. 
  • Nhức 2 bên mắt (nhất là tại hố mắt). 
  • Chân răng của trẻ xuất hiện máu. 
  • Chảy máu mũi (máu cam). 
Sốt cao liên tục là biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt cao liên tục là biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ

3.2. Biểu hiện trong giai đoạn nguy hiểm

Tiếp nối giai đoạn sốt là giai đoạn bệnh tiến triển nguy hiểm (thường từ ngày thứ 3 đến thứ 7 kể từ khi bị nhiễm bệnh). Triệu chứng sốt có thể thuyên giảm nhưng mầm bệnh trong cơ thể trẻ vẫn hoạt động mạnh.

Trẻ sẽ hạ sốt vào khoảng ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 8 thì sẽ có biểu hiện xuất huyết nhẹ. Đó là các chấm xuất huyết ở dưới da, các nốt xuất huyết và trẻ có thể bị chảy máu mũi. Ngoài ra, sau khi hạ sốt, trẻ có thể xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, có thể bị ngứa. Những nốt ban này xuất hiện đầu tiên ở thân mình rồi lan rộng đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. 

Ở một số trường hợp nguy hiểm, bệnh sẽ gây nên tình trạng xuất huyết tiêu hóa, sốc vì giảm tiểu cầu, cô đặc máu. 

Trẻ bị lạnh ở đầu và chân

Trẻ bị lạnh ở đầu và chân 

Lưu ý rằng, những triệu chứng trên có thể thay đổi, không hoàn toàn giống nhau ở mọi người bệnh. Nhiều trường hợp, trẻ không xuất hiện triệu chứng cụ thể nhưng bệnh vẫn tiến triển, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Biến chứng nguy hiểm, trẻ dễ gặp phải trong giai đoạn này là sốc. Trẻ bị sốc thường biểu hiện triệu chứng như mất cảm giác, huyết áp giảm, thân nhiệt cũng giảm. 

3.3. Biểu hiện trong giai đoạn phục hồi

Sau khoảng 48 đến 72 giờ kể từ khi giai đoạn nguy hiểm kết thúc, trẻ sẽ bước vào giai đoạn phục hồi. Lúc này, trẻ không còn sốt, bắt đầu thèm ăn, chỉ số huyết áp ổn định, đi tiểu bình thường. 

Trẻ bắt đầu thèm ăn và phục hồi nhanh sau giai đoạn nguy hiểm

Trẻ bắt đầu thèm ăn và phục hồi nhanh sau giai đoạn nguy hiểm

Số lượng bạch cầu trong máu của trẻ trong giai đoạn phục hồi sẽ tăng lên. Cùng với đó là số lượng tiểu cầu dần ổn định. Nói chung, nếu đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, trẻ thường phục hồi tương đối nhanh. 

Trong giai đoạn phục hồi, trẻ vẫn cần được chăm sóc. Bên cạnh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, ba mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. 

4. Cần làm gì nếu nhận thấy trẻ đã bị sốt xuất huyết? 

Phần lớn trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết đều có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, ba mẹ cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. 

Nếu đang sinh sống trong khu vực có dịch, trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, bạn tốt nhất hãy cho trẻ đi kiểm tra. Bởi nếu không được điều trị sớm, trẻ bị sốt xuất huyết dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. 

5. Phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ

Để phòng ngừa sốt xuất huyết, bạn cần phối hợp thực hiện nhiều biện pháp. Chẳng hạn như:

  • Luôn cho trẻ nằm màn cả ban ngày và ban đêm. 
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống. 
  • Tiến hành phát quang khu vực bụi rậm, không nên chứa nước không dùng đến lâu ngày (hạn chế điều kiện phát triển của muỗi truyền bệnh). 
  • Thu gom rác thải thường xuyên. 
  • Hạn chế đưa trẻ đến vùng có dịch sốt xuất huyết bùng phát. 
  • Sử dụng bình xịt muỗi để loại bỏ muỗi quanh nhà, khu vực trẻ hay sinh hoạt. 
  • Có thể kết hợp sử dụng nhang muỗi, diệt muỗi bằng vợt điện. 
  • Cho trẻ mặc quần, áo dài tay để tránh muỗi đốt. 
Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phun thuốc diệt muỗi

Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phun thuốc diệt muỗi

Các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt cho trẻ là cách hiệu quả nhất để hạn chế sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết. Do vậy, bạn nên thực hiện hướng dẫn trên, đồng thời đưa trẻ đi kiểm tra nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường. 

  • Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ thay đổi theo từng giai đoạn. Muốn tăng hiệu quả điều trị, ba mẹ cần chú ý theo dõi, phát hiện sớm triệu chứng bệnh để cho trẻ đi thăm khám kịp thời tại cơ sở y tế uy tín. Ba mẹ có thể gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Đăng trong Chưa phân loại