28 Tháng Bảy, 2021
>>> Buổi nói chuyện online về virus SARS-CoV-2, Bệnh COVID-19 và Vaccine
Buổi nói chuyện online của mình trong chương trình “Học với chuyên gia, trao quà người khó, lần 3” với nội dung nói về virus SARS-CoV-2, Bệnh COVID-19 và Vaccine đã diễn ra vào Chủ Nhật vừa rồi (ngày 25 tháng 7 năm 2021). Đã có 1086 bạn đăng ký tham gia chương trình qua form đăng ký và có khoảng hơn 400 bạn có mặt tại phòng họp hôm đó. Tuy nhiên có thể do quá tải đường truyền nên một số bạn đã phản ảnh lại là không nghe rõ âm thanh và không vô được phòng họp. Như đã hứa với các bạn là sau khi nhận file từ nhà tổ chức thì mình sẽ upload lên Youtube để các bạn có thể xem lại bất cứ lúc nào.
Do có quá nhiều câu hỏi cần phải giải đáp nên buổi nói chuyện đã kéo dài 3 tiếng. Sau khi nhận file video clip mình đã cắt lại thành 3 files nhỏ với thời lượng mỗi file khoảng 1 tiếng với nội dung như sau:
Video clip 1: Bài nói của mình với các nội dung về Virus, Bệnh và Vaccine.
Video clip 2: Phần 1 – Trả lời câu hỏi bạn tham gia.
Video clip 3: Phần 2 – Trả lời câu hỏi bạn tham gia.
Để giúp các bạn xem các video clip trên một cách hiệu quả, mình có tóm tắt nội dung buổi nói chuyện bằng các mốc thời gian (timeline) dưới đây. Nếu không có nhiều thời gian các bạn có thể chỉnh thanh công cụ thời gian trong video clip đến những nội dung mà bạn quan tâm.
1. Nguồn gốc và bản chất virus SARS-CoV-2, phát triển vắc-xin và cơ chế sử dụng hiệu quả
Video clip 1: https://youtu.be/rvyIQ9ucsUI
00:00:05 Anh Tập giới thiệu chương trình.
00:01:30 Giới thiệu nội dung bài nói
00:02:30 Nguồn gốc xuất phát và bản chất virus SARS-CoV-2
00:12:20 Bệnh COVID-19 và cách điều trị
00:22:20 Phòng ngừa lây nhiễm
00:25:45 Nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19
00:39:20 Đánh giá các vaccine COVID-19 hiện nay có ở Việt Nam
00:43:40 Hậu quả của việc sử dụng vaccine kém chất lượng
00:48:10 Khuyến cáo sử dụng vaccine ở Việt Nam
00:49:10 Vaccine & Miễn dịch cộng đồng
2. Ai nên tiêm vắc-xin, có nên chờ vắc-xin mới tốt nhất hay không?
Video clip 2: https://youtu.be/rutntFo-KzA
00:01:15 Câu 1: Ông bà cao tuổi, bệnh nền nhiều có nên đi chích vaccine?
00:08:11 Câu 2: Có nên chờ vaccine của Pfizer hay Moderna để chích thay vì chích vaccine AstraZeneca?
00:09:38 Câu 3: Người trẻ tuổi bị dị ứng (thời tiết, thức ăn, một số loại thuốc…), huyết áp cao, viêm gan B, tiểu đường… có nên chích vaccine hay không?
00:10:52 Câu 4: Nhóm nào không nên chích vaccine?
00:14:29 Câu 5: Chích vaccine ở đâu?
00:15:02 Câu 6: Những người đã mắc COVID rồi thì có đủ kháng thể để không mắc những chủng mới hay không? Có nên tiêm vaccine không?
00:22:15 Câu 7: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú hoặc muốn có con thì có nên chích vaccine COVID hay không?
00:27:12 Câu 8: Người mang thai từng bị sốc phản vệ khi chích vaccine uốn ván, hiện đang trong giai đoạn cho con bú thì có nên chích vaccine COVID hay không?
00:29:05 Câu 9: Có nên chích vaccine của Sputnik và Sinopharm hay không? Nếu chích thì có những nguy cơ gì?
00:33:38 Câu 10: Sau khi chích 2 mũi vaccine thì bao lâu được mang thai?
00:35:30 Câu 11: Trong trường hợp không đủ vaccine, phải chích kết hợp 2 loại vaccine (Astra+Pfizer) thì tác dụng phụ có nhiều hơn không và hiệu quả bảo vệ như thế nào?
00:37:56 Câu 12: Nếu thiếu vaccine thì có nên giãn cách 2 liều vaccine hơn 12 tuần hay không?
00:39:25 Câu 13: Sốc phản vệ sẽ diễn ra bao lâu sau khi chích vaccine?
00:40:30 Câu 14: Người bệnh COVID đeo khẩu trang có làm tăng nồng độ virus trong cơ thể hay không?
00:41:37 Câu 15: Người bệnh COVID sau khi hồi phục thì có khả năng tái nhiễm hay không?
00:43:19 Câu 16: Người đã mắc COVID nhưng không có triệu chứng, và tự khỏi bệnh, sau đó đi chích vaccine thì có ảnh hưởng gì hay không?
00:44:37 Câu 17: Người mắc COVID-19 thì có ảnh hưởng lâu dài gì về sức khỏe?
00:45:53 Câu 18: Sau khi chích mũi 2 được 10 tuần thì lượng kháng thể sụt giảm hơn 50%, vậy có nên chích mũi thứ 3 hay không?
00:48:06 Câu 19: Đánh giá về tiềm năng của vaccine Việt Nam Nanocovax.
3. Những hiểu biết về cơ chế lây nhiễm của virus
Video clip 3: https://youtu.be/52tardxxx9g
00:03:51 Câu 20: Thời gian tồn tại của virus trong không khí và trên bề mặt?
00:11:03 Câu 21: Sự phát triển của virus phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường: nhiệt độ càng cao thì virus càng nhanh chết, vào mùa hè số ca nhiễm COVID sẽ giảm?
00:17:00 Câu 22: Hiệu quả và nhận định về việc xịt khử khuẩn ngoài trời tại Sài Gòn.
00:25:21 Câu 23: Những chiến lược chống dịch ở các nước khác: đánh giá và áp dụng cho Việt Nam?
00:32:30 Câu 24: Có nên cho chuyển bớt cho tư nhân làm vaccine dịch vụ hay không?
00:37:38 Câu 25: Tình hình kiểm soát dịch ở Việt Nam có lạc quan hay không?
00:43:30 Câu 26: Nước muối đâm đặc có giúp phòng ngừa COVID-19?
00:47:30 Câu 27: Nhỏ dầu mè vô mũi có thể giết virus?
Mình hy vọng các thông tin trong các Video Clips trên sẽ giúp bổ sung các kiến thức cần thiết cho các bạn trong mùa dịch COVID-19. Mong các bạn có thể áp dụng các kiến thức này để tăng cường phòng ngừa lây nhiễm bệnh COVID-19 cho bản thân và mọi người xung quanh.
Cảm ơn anh Tập đã tổ chức chương trình này, Dung đã làm vai trò MC rất xuất sắc và chị Tâm đã cho mượn phòng Zoom xịn
Bảo trọng nhe bà con,
TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím