Các dấu hiệu cho thấy khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

29 Tháng Bảy, 2022

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, độ ẩm cao. Tại Việt Nam, bệnh có thể xảy ra xuyên suốt các mùa trong năm nhưng thời điểm lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch lớn là vào mùa mưa – mùa sinh sản cao điểm của các loài muỗi.

Muỗi vằn Aedes aegypti được coi là vật trung gian truyền bệnh vì virus Dengue ký sinh trong cơ thể của muỗi là nguyên nhân chính gây nên sốt xuất huyết. Thông qua các vết đốt, muỗi sẽ truyền loại virus này cho con người. Những ai đã bị nhiễm bệnh thì sẽ có khả năng lây cho cộng đồng nếu những người lành bị chính những con muỗi mang mầm bệnh này đốt. 

2. Mắc sốt xuất huyết trong bao lâu thì khỏi?

Trước khi có những triệu chứng rõ rệt thì sốt xuất huyết thường có thời gian ủ bệnh là khoảng từ 3 – 14 ngày. Ngay sau khi bị muỗi chứa virus Dengue đốt tầm 4 – 7 ngày thì quá trình ủ bệnh sẽ bắt đầu.

Tùy thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe và hệ miễn dịch của mỗi người mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau. Sau khi phát bệnh, các triệu chứng sẽ bộc lộ ra bên ngoài, xảy ra trong khoảng 7 – 10 ngày theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn sốt: có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày với các biểu hiện như nhức đầu, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, đau cơ, đau khớp, đau cả 2 hốc mắt, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị. Dưới da xuất hiện các nốt phát ban, bệnh nhân có thể bị chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
  • Giai đoạn nguy hiểm: có thể xảy ra trong 3 – 4 ngày sau giai đoạn sốt. Biểu hiện sốt lúc này sẽ nhẹ dần hoặc hết, tuy nhiên có nhiều nốt ban đỏ hiện lên trên da khu vực mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong đùi, bụng, 2 cánh tay, mạn sườn. Ngoài ra còn có hiện tượng xuất huyết niêm mạc như chảy máu lợi, chảy máu mũi, tiểu ra máu. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng như xuất huyết não, chảy máu dạ dày, suy tạng như viêm cơ tim, viêm não, viêm gan,…
  • Giai đoạn phục hồi: diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày, thể trạng người bệnh sẽ khá dần lên, hết sốt, tiểu nhiều, cảm giác thèm ăn.
Khi mới khởi phát bệnh nhân sẽ bị sốt cao

Sốt xuất huyết thường có diễn biến nhanh và theo giai đoạn các biểu hiện sẽ nặng dần lên, nếu không được xử trí kịp thời thì bệnh nhân rất dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

3. Dấu hiệu cho thấy khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

Rất nhiều người lầm tưởng rằng hết sốt chính là lúc đã khỏi sốt xuất huyết nhưng đây mới chỉ là sự bắt đầu cho giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Những biểu hiện sau đây mới là câu trả lời cho băn khoăn khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết:

  • Cơ thể đã bớt mệt mỏi: ở giai đoạn nguy hiểm mặc dù người bệnh không còn bị số cao nhưng cơ thể vẫn có dấu hiệu rất mệt mỏi. Nếu sau khoảng mấy ngày triệu chứng mệt mỏi đã giảm, ăn uống ngon miệng hơn thì tức là bệnh nhân đang dần hồi phục.
  • Không có nốt phát ban mới xuất hiện: kể từ khi bệnh nhân bị sốt thì các vết phát ban nổi trên da và ngày càng hiện lên nhiều hơn. Điều này khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu. Khi bệnh đã đỡ dần thì người bệnh sẽ nhận thấy các nốt ban mới không xuất hiện thêm.
  • Đi ngoài nhiều hơn: cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng khi bị sốt và bệnh nhân thường đi tiểu rất ít kể từ khi nhiễm bệnh. Nếu sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị mà nhận ra bản thân đi tiểu nhiều hơn nghĩa là cơ thể đã không còn mất nước và người bệnh đang bước sang giai đoạn hồi phục.
  • Nốt xuất huyết mờ dần: khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Là khi các nốt ban không mọc thêm mới và bắt đầu mờ dần, bệnh nhân đỡ ngứa ngáy.

4. Phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

4.1. Bị sốt xuất huyết phải làm thế nào?

Đây là bệnh không có thuốc đặc trị mà chủ tập trung hỗ trợ giảm nhẹ, kiểm soát các triệu chứng cho bệnh nhân, ngăn không cho biến chứng nghiêm trọng xảy ra. 

Bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết cần được:

  • Nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí;
  • Sử dụng các biện pháp hạ sốt: chườm khăn, lau người, dùng thuốc để hạ thân nhiệt;
  • Uống nhiều nước và bù điện giải.

Không nên làm những điều sau:

  • Hạ sốt một cách dồn dập: bệnh là do virus gây nên, do đó sau khi thực hiện hạ sốt xong thì thân nhiệt có thể tiếp tục tăng trở lại, vì vậy không nên thực hiện các phương pháp hạ sốt dồn dập, cấp tốc bởi vì làm như vậy sẽ khiến các cơ quan khác bị tổn thương.
  • Tránh tắm nước lạnh, ra những khu vực nhiều gió: sau khi mắc bệnh, tình trạng xuất huyết có thể xảy ra và kéo dài trong vài ngày. Người bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà, không ra gió và tắm nước lạnh do nước lạnh sẽ làm co mạch ở ngoài da, tuy nhiên lại làm giãn các mạch nội tạng, sự chênh lệch nhiệt độ này rất dễ khiến bệnh nhân bị tổn thương mạch máu gây xuất huyết, nguy hiểm nhất là xuất huyết não dẫn tới tử vong. Thay vì tắm rửa, hãy lau người bệnh nhân bằng khăn ấm.

4.2. Các cách giúp phòng ngừa sốt xuất huyết

Bên cạnh việc nắm rõ các dấu hiệu mắc bệnh, khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết và phương pháp điều trị thì mỗi người cũng cần nên ghi nhớ một số biện pháp giúp phòng ngừa sốt xuất huyết, ví dụ như:

  • Đi ngủ mắc màn, đuổi muỗi bằng cách sử dụng kem bôi da hoặc xông tinh dầu;
  • Mặc quần áo dài che kín tay chân;
  • Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt không lưu trữ nước trong chum, vại, các vật đựng khác để muỗi, bọ gây, loăng quăng không còn môi trường sinh sôi;
  • Phối hợp tích cực với chính quyền địa phương và ngành y tế trong việc phòng chống dịch sốt xuất huyết và các đợt diệt muỗi.