Các hình thức test HP

27 Tháng Một, 2021

1. Test HP qua hơi thở

  • Bệnh nhân được cho uống chất lỏng hoặc viên thuốc chuyên dùng để giúp máy phân tích có thể dễ dàng phát hiện vi khuẩn HP trong hơi thở sau đó. Đây là kỹ thuật xét nghiệm nhanh, cho kết quả chính xác.
  • Test HP qua hơi thở cho kết quả chính xác

2. Test HP trong phân

  • Người bệnh được hướng dẫn thu thập mẫu phân tích tại nhà và mang tới cơ sở xét nghiệm hoặc thực hiện tại cơ sở y tế. Mẫu phân được xử lý với hóa chất, sau đó phân tích tìm vi khuẩn HP. Kỹ thuật xét nghiệm này cho kết quả sau 90 phút.

3. Nội soi dạ dày

  • Bác sĩ sẽ lấy một mô dạ dày để xét nghiệm tìm vi khuẩn HP, đồng thời ống nội soi gắn camera giúp quan sát, đánh giá tổn thương dạ dày hoặc các bất thường khác nếu có. Đây là kỹ thuật chẩn đoán toàn diện, đem lại lượng thông tin lớn giúp đánh giá, tìm liệu pháp điều trị phù hợp.

4. Test HP trong máu

  • Kiểm tra kháng thể kháng vi khuẩn HP trong máu người bệnh giúp xác định một người có từng nhiễm vi khuẩn HP hay không. Tuy nhiên kết quả Test HP trong máu có độ dương tính giả cao, khó đánh giá mức độ bệnh và hiệu quả điều trị tiêu diệt vi khuẩn.

5. Khi nào cần test HP?

Chỉ khi cần thiết mới cần xét nghiệm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày song nếu bệnh nhân không xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, không phải tất cả trường hợp đều cần test HP. Ngoài ra không phải bất cứ ai nhiễm khuẩn HP cũng đều bị viêm loét, tổn thương dạ dày – tá tràng, nhiều trường hợp vi khuẩn này cùng hoạt động và giúp dạ dày tiêu diệt tác nhân gây bệnh khác.

Cụ thể trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện Test HP:

  1. – Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng, đã từng điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi hoặc có u lympho liên quan niêm mạc đường tiêu hóa.
  2. – Bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu.
  3. – Bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày.
  4. – Bệnh nhân sử dụng aspirin hoặc NSAID điều trị trong thời gian dày.
  5. – Người bị khó tiêu chức năng.

Như vậy những đối tượng có nguy cơ vi khuẩn HP tiến triển gây bệnh cao hoặc bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng nặng cần điều trị loại bỏ vi khuẩn HP mới cần thực hiện xét nghiệm này.

Không phải tất cả trường hợp nhiễm khuẩn HP đều có thể tiến triển sang ung thư dạ dày