1 Tháng Hai, 2021
1. Hở hàm ếch là gì?
Tật sứt môi, hở hàm ếch thường đi kèm với nhau. Sứt môi là hiện tượng môi trên phát triển không đều, khiếm khuyết một phần môi trên tạo ra khe nứt ở một hay cả hai bên đường giữa của môi trên. Còn hở hàm ếch là sự khiếm khuyết trong phát triển vòm miệng tạo ra khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi.
Tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi thường có 3 dạng: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch; Hở hàm ếch nhưng không sứt môi; Cả sứt môi và hở hàm ếch.
Sứt môi, hở hàm ếch có thể chữa khỏi nhờ phẫu thuật sau khi sinh.
Tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi thường có 3 dạng: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch; Hở hàm ếch nhưng không sứt môi; Cả sứt môi và hở hàm ếch.
Sứt môi, hở hàm ếch có thể chữa khỏi nhờ phẫu thuật sau khi sinh.
2. Nguyên nhân gây ra hở hàm ếch ở thai nhi
Nguyên nhân của dị tật sứt môi và hở hàm ếch rất phức tạp, chưa được biết một cách rõ ràng, tuy nhiên được cho là ảnh hưởng của yếu tố hở hàm ếch di truyền và yếu tố môi trường
Môi là bộ phận được hình thành vào giữa tuần lễ thứ 4 và thứ 5, hàm trên được hình thành vào giữa tuần thứ 7 và tuần thứ 8 của thai kỳ. Nên thời điểm này nếu các yếu tố bên ngoài tác động không tốt tới thai phụ trong khoảng thời gian này sẽ có nguy cơ gây ra dị tật thai nhi là sứt môi, hở hàm ếch.
Một số nguyên nhân bị hở hàm ếch ở trẻ bao gồm:
Môi là bộ phận được hình thành vào giữa tuần lễ thứ 4 và thứ 5, hàm trên được hình thành vào giữa tuần thứ 7 và tuần thứ 8 của thai kỳ. Nên thời điểm này nếu các yếu tố bên ngoài tác động không tốt tới thai phụ trong khoảng thời gian này sẽ có nguy cơ gây ra dị tật thai nhi là sứt môi, hở hàm ếch.
Một số nguyên nhân bị hở hàm ếch ở trẻ bao gồm:
- Yếu tố di truyền, có người cận huyết thống bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.
- Mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ đầu mang thai khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 như: Nhiễm virus Rubella, cảm cúm…
- Mẹ sử dụng vitamin A liều cao, vitamin A có nguy cơ gây quái thai khi sử dụng liều cao.
- Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ axit folic, vitamin B12 và vitamin B6.
- Mẹ nghiện rượu, thuốc lá
- Bố mẹ mắc bệnh lậu, giang mai không điều trị triệt để
- Tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, nhiễm tia phóng xạ, nhiễm hóa chất.
Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Yếu tố tâm lý: Mẹ thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.
- Không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bị suy dinh dưỡng.
- Bố mẹ lớn tuổi, sức khỏe không tốt.
3. Làm gì để dự phòng nguy cơ hở hàm ếch?
Các nghiên cứu cho thấy axit folic có thể giúp ngăn ngừa tật khe hở môi hàm. Vì thế, trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và trong khi mang thai, phụ nữ nên dùng từ 0,4 đến 1mg axit folic mỗi ngày. Có thể bổ sung bằng cách tăng cường ăn các loại thức ăn giàu acid folic như rau xanh, ngũ cốc… hay dùng thêm viên bổ sung. Tuy nhiên cần chú ý không dùng liều quá cao gây tổn thương thần kinh.
Ngoài ra, để phòng bệnh, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai:
Ngoài ra, để phòng bệnh, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai:
- Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kỳ
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: Chất hóa học, tia phóng xạ…
- Giữ tinh thần thoải mái, có thể bằng cách tập thể dục như dưỡng sinh, đi bộ, yoga…
- Luôn cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc trong khi mang thai, bao gồm cả vitamin A.
- Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ trước khi có ý định mang bầu như vắc-xin phòng rubella, cúm…
Nguyên nhân bị hở hàm ếch chưa được biết một cách rõ ràng. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy có liên quan mật thiết tới di truyền và yếu tố tác động vào mẹ khi mang thai. Trong đó các yếu tố tác động khi mang thai là chủ yếu, do đó mẹ bầu cần có biện pháp tránh các yếu tố đó. Bên cạnh đó, khám thai định kỳ là biện pháp tốt nhất để theo dõi và phát hiện sớm bất thường.