CHỈ SỐ RBC TRONG XÉT NGHIỆM MÁU LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

25 Tháng Sáu, 2024

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì, việc tăng hay giảm chỉ số này có vai trò như thế nào đối với sức khỏe? Bài viết sau đây, Trung Tâm Xét Nghiệm Y Khoa DR.LABO sẽ cung cấp những thông tin chi tiết tới bạn đọc.

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì? 

Trong xét nghiệm máu, RBC (viết tắt của cụm từ “Red Blood Cell”), là chỉ số phản ánh số lượng hồng cầu trong máu. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu là những dòng tế bào máu quan trọng của cơ thể người. 

RBC trong xét nghiệm máu là chỉ số phản ánh số lượng hồng cầu trong máu 

Trong cơ thể người, hồng cầu được coi là thành phần chủ yếu, chiếm số lượng lớn trong các tế bào máu. Theo đó, hồng cầu đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể, từ việc vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và đưa CO2 từ các mô trở về phổi để đào thải ra ngoài đến việc tham gia vào quá trình duy trì và cân bằng độ pH trong máu, cung cấp khả năng duy trì sức đề kháng cho cơ thể. 

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu được xác định cao hay thấp đồng nghĩa số lượng hồng cầu chênh lệch nhiều hay ít so với mức tiêu chuẩn. Nhìn vào chỉ số RBC, các dấu hiệu bất thường đang diễn ra trong cơ thể được phản ánh một cách rõ ràng. 

Như vậy, chỉ số RBC trong xét nghiệm máu không chỉ đơn giản là đo lường số lượng hồng cầu, mà còn thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin quan trọng về chức năng và sức khỏe tổng thể của hệ thống máu cũng như cơ thể. 

Chỉ số RBC tăng hay giảm phản ánh tình trạng nào của sức khỏe?

Theo các chuyên gia y tế, chỉ số RBC được xác định ở ngưỡng bình thường trong máu như sau: 

  • Nữ giới: 3.9 – 5.6 Tera/L;
  • Nam giới: 4.2 – 5.8 Tera/L; 
  • Trẻ sơ sinh: 3.8 Tera/L. 

Dựa trên những số liệu trên, việc tăng hay giảm chỉ số RBC có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe theo những cách sau: 

*Đối với trường hợp chỉ số RBC tăng: 

  • Khi chỉ số RBC tăng cao đồng nghĩa với việc tăng số lượng hồng cầu trong máu gặp trong các trường hợp như: mất nước, nôn nhiều, tiêu chảy, bệnh đa hồng cầu…
  • Bên cạnh đó, các bệnh lý như rối loạn tuần hoàn tim, phổi (bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi…) hay tình trạng thiếu oxy trong máu cũng là hậu quả của tình trạng tăng chỉ số RBC trong máu. 

*Đối với trường hợp chỉ số RBC giảm: 

  • Chỉ số RBC trong máu giảm, gặp phải trong các trường hợp: thiếu máu, mất máu (do chảy máu đường tiêu hóa), thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu vitamin B12…
  • Ngoài ra, tình trạng chỉ số RBC giảm thường xuất hiện ở những người già, phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy tủy, người  mắc các bệnh về thận, ung thư hoặc do yếu tố di truyền…

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu giảm phản ánh tình trạng thiếu máu 

Vì vậy, lượng hồng cầu trong cơ thể cần được giữ ở mức thích hợp: không quá thấp nhằm đảm bảo chức năng cung cấp oxy cho cơ thể nhưng cũng không quá cao làm cản trở sự tuần hoàn của máu. 

Khi nào cần xét nghiệm chỉ số RBC? 

Trong mỗi trường hợp, việc tăng/giảm chỉ số RBC trong máu cần được đánh giá cẩn thận để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là phải theo dõi sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo rằng số lượng hồng cầu và các chỉ số máu khác nằm trong phạm vi bình thường.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong đó có chỉ số RBC) thường được yêu cầu trong nhiều trường hợp khác nhau để đánh giá sức khỏe của hệ thống máu, cụ thể: 

  • Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát: Trong quy trình khám sức khỏe định kỳ thông thường, xét nghiệm RBC có thể được thực hiện để kiểm tra sức khỏe tổng quát của bệnh nhân và phát hiện các vấn đề liên quan đến máu;
  • Chẩn đoán bệnh: Xét nghiệm RBC có thể được yêu cầu khi có nghi ngờ về các bệnh liên quan đến hồng cầu hay các bệnh về dòng tủy;
  • Theo dõi điều trị: Trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến máu hoặc các bệnh lý khác, việc theo dõi sự thay đổi của hồng cầu thông qua xét nghiệm RBC là cần thiết để đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị;
  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: Thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt, có thể là kết quả của một chế độ dinh dưỡng không cân đối. Xét nghiệm RBC có thể giúp xác định nếu có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như sắt hoặc acid folic;
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe trong thai kỳ: Trong quá trình mang thai, việc theo dõi sức khỏe của bà mẹ và thai nhi là quan trọng. Xét nghiệm RBC cũng có thể được yêu cầu để đảm bảo cả hai đều có sức khỏe tốt.

Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu cần được xác định chính xác nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe 

Như vậy, những thắc mắc xoay quanh câu hỏi chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì đã tìm được lời giải đáp. Lưu ý rằng, việc xét nghiệm RBC thường được thực hiện kèm theo các xét nghiệm máu khác để bác sĩ có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về sức khỏe, điều này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị được chính xác hơn.

  • Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
  • Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.
Đăng trong Chưa phân loại