Điều trị bệnh lao phổi như thế nào?

1 Tháng Hai, 2021

Điều trị bệnh lao phổi như thế nào?

Hiện nay, lao phổi không còn là nỗi sợ của mọi người bởi vì căn bệnh này đã có thể điều trị dễ dàng. Hầu hết các trường hợp lao phổi đều được điều trị thành công nếu có phác đồ điều trị đúng đắn và tuân thủ các nguyên tắc điều trị. Phương pháp điều trị lao phổ biến là dùng nhiều loại thuốc kháng sinh trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên phác đồ cụ thể cho từng ca bệnh thì còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, sức đề kháng của người bệnh và tình trạng kháng thuốc của người bệnh.

Lao phổi thường được điều trị bằng phối hợp nhiều loại kháng sinh

                           Bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị bệnh lao cho người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên theo chương trình Chống lao Quốc gia.

Trong quá trình điều trị, để đạt được kết quả nhanh chóng và tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, phải uống thuốc đúng liều, đủ liều và uống đúng giờ. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy bệnh thuyên giảm cũng không được tự ý ngưng sử dụng thuốc. Khi các khâu điều trị gặp vấn đề, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lao phổi sau đây:

  • Vi khuẩn lao kháng thuốc và phát triển nhanh chóng thành bệnh lao đa kháng thuốc (MDR), gây khó khăn trong điều trị.

  • Tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi, xuất huyết đường hô hấp.

  • Nấm đường hô hấp, giãn phế quản, suy hô hấp mãn tính.

  • Người bệnh nên được phát hiện sớm và nghiêm túc tuân thủ chế độ điều trị hiệu quả bằng thuốc. Lời khuyên dành cho bệnh nhân lao phổi trong quá trình điều trị là:
    • Tuân thủ liệu trình điều trị, uống thuốc đều đặn, điều trị liên tục trong 8 tháng, bệnh có thể hoàn toàn khỏi
    • Cần đến khám định kỳ mỗi tháng 1 lần để được bác sĩ điều chỉnh điều trị
    • Nếu thấy có tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh lao như mờ mắt, chóng mặt, vàng da, vàng mắt cần đến gặp bác sĩ để ngừng thuốc hoặc điều chỉnh thuốc
    • Không hút thuốc lá, uống rượu trong quá trình điều trị
    • Không cần phải ăn kiêng, ngoài trù người bệnh lao có bệnh đái tháo đường
    • Cần xét nghiệm đờm 3 lần trong 8 tháng điều trị để biết hiệu quả điều trị

    Bên cạnh đó, người bệnh lao cần phòng lây nhiễm cho người xung quanh bằng cách:

    • Che miệng và quay mặt về phía khác khi ho, khi hắt hơi
    • Không khạc nhổ đờm bừa bãi, cần khạc đờm vào giấy rồi gói lại và đốt đi
    • Nếu có điều kiện thì ngủ ở phòng riêng có thông khí tốt
    • Khuyên những người trong gia đình đi khám bệnh xem có bị lây nhiễm không
  • Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm, sẽ giúp người dân biết được tình trạng các chức năng của cơ thể cũng như lượng đường huyết trong cơ thể. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn Lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288.
    Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.