GIẢI ĐÁP ĐỘT QUỴ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

25 Tháng Sáu, 2024

Đột quỵ nếu không được phát hiện để cấp cứu đúng cách, kịp thời thì nguy cơ để lại biến chứng nặng nề. Đây cũng là lý do khiến nhiều người quan tâm đến vấn đề đột quỵ có di truyền không để chủ động có biện pháp phòng ngừa, đối phó hiệu quả với nguy cơ mắc bệnh lý này.

1. Khái quát về nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Đa số trường hợp, đột quỵ xảy ra do hai nguyên nhân chính: tắc nghẽn mạch máu não và chảy máu não. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ bao gồm:

– Tiền sử có bệnh lý tim mạch.

– Tiểu đường.

– Hút thuốc lá, rượu bia.

– Mỡ máu cao.

– Dị dạng mạch máu não.

Bệnh tim mạch và cao huyết áp là yếu tố nguy cơ cao đối với đột quỵ

Bệnh tim mạch và cao huyết áp là yếu tố nguy cơ cao đối với đột quỵ

2. Liệu đột quỵ có di truyền không?

Để giải đáp đột quỵ có di truyền không, căn cứ trên nguyên nhân gây nên bệnh lý này như đã nói ở trên, có thể lý giải như sau:

2.1. Lý giải về tính di truyền của đột quỵ 

Chưa có bất cứ bằng chứng nào khẳng định đột quỵ có khả năng di truyền. Tuy nhiên, di truyền lại là yếu tố nguy cơ có thể gây nên đột quỵ.

Điều kiện sống, môi trường sống của các thành viên cùng ở trong một gia đình có thể tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ. Điều này được hiểu rằng: những thành viên trong cùng một gia đình thường có gen chung, chế độ ăn và môi trường sống giống nhau,… nên sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý giống nhau.

Để hiểu hơn đột quỵ có di truyền không bạn có thể hình dung qua ví dụ sau: khi trong một gia đình đã từng có thành viên bị đột quỵ hoặc có bệnh lý nằm trong danh sách yếu tố nguy cơ đột quỵ như: tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…. nguyên nhân từ thói quen sống thì những thói quen này sẽ tác động đến những thành viên cùng chung sống. Kết quả là họ cùng chung mối nguy cơ đối với đột quỵ.

Từ đó có thể trả lời câu hỏi đột quỵ có di truyền không như sau: di truyền không phải là nguyên nhân đột quỵ nhưng nó là yếu tố nguy cơ. Tính nguy cơ sẽ được tăng lên khi có sự kết hợp với các bệnh lý dễ gây nên tình trạng đông máu – nguyên nhân của đột quỵ như: tăng cholesterol, tiểu đường, cao huyết áp,… 

Chưa có bằng chứng khẳng định đột quỵ có di truyền không mà đây chỉ được xem là yếu tố nguy cơ

Chưa có bằng chứng khẳng định đột quỵ có di truyền không mà đây chỉ được xem là yếu tố nguy cơ

2.2. Khuyến cáo phòng tránh đột quỵ 

Tuy không thể thay đổi được yếu tố nguy cơ di truyền nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa đột quỵ thông qua các biện pháp làm giảm các yếu tố nguy cơ liên quan:

2.2.1. Kiểm soát huyết áp

Bệnh đột quỵ dễ xảy ra với bệnh nhân huyết áp cao mạn tính. Để phòng ngừa nguy cơ này bạn cần điều chỉnh lối sống theo hướng tích cực, khoa học thông qua tập luyện thể dục và cân bằng dinh dưỡng. Những bệnh nhân bị cao huyết áp nếu đã có đơn chỉ định thuốc từ bác sĩ thì cần thực hiện đúng để giảm thiểu nguy cơ.

2.2.2. Duy trì cân nặng ổn định

Béo phì cũng được xếp vào danh sách yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhưng yếu tố này có thể thay đổi được. Vì thế, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là có chế độ ăn uống, vận động để tiêu hao calo dư thừa, giảm tích lũy mỡ và ổn định cân nặng.

2.2.3. Ổn định chỉ số đường huyết

Khi xem xét các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ không thể bỏ qua bệnh đái tháo đường mạn tính. Vì thế, bệnh nhân mắc bệnh lý này cần có hướng dẫn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và dùng thuốc ổn định chỉ số đường huyết.

2.2.4. Dừng thuốc lá

Các thành phần trong khói thuốc lá làm tổn thương mạch máu, làm tăng cơ hội xuất hiện cục máu đông, ngăn chặn lưu thông máu não và hình thành cơn đột quỵ. Vì thế, bỏ hút thuốc cũng có tác dụng nhất định đối với mục tiêu phòng ngừa đột quỵ.

2.2.5. Ăn uống và vận động

Mọi vấn đề về sức khỏe đều ít nhiều chịu tác động từ yếu tố dinh dưỡng và vận động. Duy trì được thực đơn ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất: protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, bột đường không chỉ đảm bảo sức khỏe ổn định mà còn giảm được các nguy cơ bệnh lý trong đó có đột quỵ. 

Đối với chế độ ăn uống giúp phòng ngừa đột quỵ, tốt nhất nên hạn chế dung nạp thực phẩm giàu đường, muối, chất béo bão hòa và thay thế bằng nguồn protein từ thực vật và động vật như: rau củ, các loại hạt, thịt gà, cá, ngũ cốc,… 

Duy trì chế độ tập luyện thể dục mỗi ngày 30 phút là cách ổn định cân nặng mà vẫn đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa đột quỵ. 

Đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai và thường khó phát hiện. Vì thế, chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, những người sống trong gia đình có người đã có tiền sử đột quỵ hay mắc bệnh lý nằm trong danh sách yếu tố nguy cơ của đột quỵ nên tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ. 

Thông qua tầm soát nguy cơ đột quỵ, mỗi cá nhân sẽ nắm bắt được thông tin về tình trạng sức khỏe, nguy cơ bệnh lý của mình, biết hướng điều chỉnh tốt nhất để tránh được các yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ.

Trong quá trình tầm soát, nếu thuộc nhóm có nguy cơ, bạn cũng cần trao đổi để bác sĩ nắm được thông tin từ đó đưa ra định hướng giúp bạn chăm sóc và theo dõi sức khỏe hiệu quả. 

Đăng trong Chưa phân loại