HOA QUẢ DÀNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG
– Dưa hấu, dâu tây, bưởi, cam… là những loại trái cây có khả năng bình ổn hàm lượng đường trong máu rất thích hợp với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
1.. DƯA HẤU
– Không chỉ thích hợp cho những ngày hè nóng nực, dưa hấu còn không gây nên bất cứ hệ lụy nào đến hàm lượng đường trong máu.- Tuy nhiên, những ai mắc bệnh tiểu đường cần cẩn trọng khi uống nước ép dưa hấu. Vì nó tập trung khá lớn hàm lượng tinh bột. Khi uống nước ép dưa hấu bạn nên uống điều độ và có chừng mực.
2.. LỰU
– Lựu là loại trái cây rất “bình dân’ và còn có chứa lượng lớn vitamin A và vitamin C. Khi ăn lựu bạn nên ăn lựu tươi để có thể bình ổn hàm lượng đường insulin một cách tối đa nhất.
3.. DÂU TÂY
– Dâu tây là loại quả mọng rất hấp dẫn bởi hương thơm và vị ngọt. Trong 1 bát dâu tây chỉ có chứa 15g tinh bột, vậy nên nếu bạn là bệnh nhân mắc tiểu đường thì hoàn toàn có thể lựa chọn dâu tây là loại trái cây ăn hàng ngày của mình.- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng dâu tây để làm kem hoặc trộn cùng sữa chua ít béo, ít đường cũng sẽ đem lại cho bạn cảm giác thú vị khi ăn chúng đấy.
4..BƠ
– Thay vì dùng nhiều dầu ăn, dùng bơ thực vật hoặc phô mai để chế biến các món ăn thường ngày, bạn hoàn toàn có thể dùng trái bơ để thay thế, mà hiệu quả thậm chí còn ngoài sức mong đợi của bạn.- Quả bơ có chứa những chất béo có lợi cho sức khỏe, không chứa đường và hàm lượng tinh bột thấp. Vậy nên hãy hình thành thói quen sử dụng trái bơ như một loại “nguyên liệu” trong các bữa ăn thường ngày.
5.. ĐÀO
– Một trái đào trung bình có trong lượng 170g có chứa 1g tinh bột và vì thế nó hoàn toàn thích hợp với người có hàm lượng đường cao trong máu.
6.. BƯỞI
– Bưởi là loại trái cây rất có lợi cho sức khỏe nói chung và bệnh nhân mắc tiểu đường nói riêng. Đây cũng là loại trái cây được các bác sĩ khuyên bệnh nhân mắc tiểu đường sử dụng nhiều nhất. Mỗi ngày bạn nên giữ thói quen ăn khoảng nửa trái bưởi đều đặn để bình ổn mức đường trong máu.
7.. CAM
– Các loại trái cây thuộc họ cam quýt nói chung đều có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và không có chứa nhiều tinh bột. Vậy nên bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung cam vào thực đơn ăn uống của mình.
8.. ĐU ĐỦ
– 2 miếng đu đủ mới chỉ chứa được 1 đơn vị tinh bột, điều này đồng nghĩa rằng bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn đu đủ.- Với đu đủ bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để chế nước trái cây đều thích hợp cả, nhưng nên nhớ đừng nên nêm đường khi chế nước trái cây.
*** LƯU Ý KHI BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG ĂN HOA QUẢ
– Bệnh nhân mắc tiểu đường chỉ nên ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây không thêm đường. Không nên ăn trái cây đã sấy khô, đóng gói sẵn vì trong chúng có chứa lượng lớn chất đường và béo sẽ gây nên tác dụng “phản chủ”.
– Ngoài các loại trái cây kể trên, các loại rau mà người mắc bệnh tiểu đường nên ăn là bắp cái, đậu, bông cải xanh, cà rốt, dưa chuột, nấm, rau bina, cà chua.