HỎI ĐÁP: WBC TRONG XÉT NGHIỆM MÁU LÀ GÌ?

12 Tháng Tư, 2024

Chỉ số xét nghiệm WBC giúp người bệnh biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy cụ thể WBC trong xét nghiệm máu là gì? Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau.

1. WBC trong xét nghiệm máu là gì?

Trong thành phần cấu tạo của máu, bên cạnh huyết tương, còn có các tế bào máu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Khi đi làm xét nghiệm máu và nhận được kết quả, có thể bạn sẽ có thắc mắc rằng chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì. Cụ thể, WBC (cụm từ viết tắt của White Blood Cell) dùng để chỉ bạch cầu. Loại tế bào máu này là một phần của hệ miễn dịch với vai trò trong việc chống những tác nhân xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Thông qua kết quả về chỉ số xét nghiệm WBC, bác sĩ có thể xác định số lượng của tế bào bạch cầu có trong máu bệnh nhân, nhận biết và theo dõi được tình trạng sức khỏe của người đó hiện tại như thế nào. Kèm theo đó, cũng giúp phát hiện nguy cơ mắc phải một số vấn đề bệnh lý khác như nhiễm trùng, bệnh bạch cầu, ung thư hạch,… 

Kết quả xét nghiệm chỉ số WBC giúp xác định số lượng của tế bào bạch cầu trong máu

Kết quả xét nghiệm chỉ số WBC giúp xác định số lượng của tế bào bạch cầu trong máu

Đây là chỉ số có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và thực hiện các biện pháp trong điều trị bệnh. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra, thăm khám, thực hiện xét nghiệm khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như sốt, xuất hiện các vết bầm tím xuất hiện trên tay, chân, cảm giác chán ăn, ăn không ngon; sụt cân; buồn nôn; chóng mặt;…

Bạn sẽ được lấy máu để phục vụ cho việc xét nghiệm chỉ số WBC. Và trước khi làm xét nghiệm, bạn cần cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà bản thân đang dùng để kết quả thu được đảm bảo độ chính xác. Đồng thời, cũng không dùng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê hoặc hút thuốc lá trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

2. Các trường hợp chỉ số xét nghiệm WBC bình thường, giảm, tăng 

Như vậy, bạn đã có thể hiểu cơ bản chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì. Số lượng bạch cầu trong máu là yếu tố phản ánh tình hình sức khỏe hiện tại của bạn. Cụ thể, các trường hợp kết quả chỉ số xét nghiệm WBC như sau: 

– Trường hợp chỉ số WBC bình thường: 

Ở người bình thường, thường có số lượng WBC vào khoảng 4 – 10 Giga/L. Tuy nhiên, chỉ số này có thể có sự khác nhau theo độ tuổi, cơ địa ở các trường hợp người bệnh khác nhau hoặc có sự chênh lệch nhỏ giữa các phòng thí nghiệm với các phép đo khác nhau được sử dụng. 

– Trường hợp chỉ số WBC giảm: 

Khi số lượng WBC ở mức ít hơn 4 Giga/L, thì cơ thể người bệnh đang gặp phải hiện tượng giảm bạch cầu. Và các nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng này là do người bệnh: bị nhiễm virus (như HIV, virus cúm,…); mắc hội chứng rối loạn miễn dịch (như lupus ban đỏ); mắc bệnh liên quan đến gan, lá lách; đang xạ trị hoặc hóa trị để điều trị ung thư; phản ứng phụ khi sử dụng các loại thuốc (như thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật,…); nhiễm khuẩn; nhiễm trùng; thiếu hụt vitamin và khoáng chất (như vitamin b12, đồng, kẽm,…); bị thiếu hụt hoặc suy tủy xương;…

Bị nhiễm virus có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm bạch cầu

Bị nhiễm virus có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm bạch cầu

– Trường hợp chỉ số WBC tăng: 

Đối với trường hợp có chỉ số WBC vượt ngưỡng 10 Giga/L, đây là tình trạng tăng bạch cầu với các nguyên nhân có thể kể đến là: người bệnh mắc các bệnh lý viêm nhiễm (như viêm đường hô hấp trên, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc một số cơ quan khác, dị ứng,…); có thói quen hút nhiều thuốc lá; đang bị nhiễm trùng vị trí nào đó trên cơ thể; sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ lá lách; mắc bệnh bạch cầu;…

Viêm đường hô hấp có thể là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng bạch cầu

Viêm đường hô hấp có thể là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tăng bạch cầu 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì cũng như các trường hợp về kết quả của chỉ số này. Đây là một chỉ số có thể giúp chẩn đoán vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải. Và để có thể phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý và chữa trị kịp thời, bạn đừng quên đi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Đăng trong Chưa phân loại