Hormone tăng trưởng GH (Growth Hormone)

5 Tháng Hai, 2021

Hormone tăng trưởng GH là một hormone được sản xuất bởi tuyến yên, một tuyến có kích thước nhỏ nằm ở đáy não, sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Nó được tiết vào trong máu với nồng độ dao động suốt cả ngày và đêm với đỉnh xảy ra chủ yếu là vào ban đêm.

1. Hormone tăng trưởng GH tác động gì?

Hormone tăng trưởng cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển bình thường của một đứa trẻ và thúc đẩy tăng trưởng xương tương thích tăng dần theo tuổi từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Với những trẻ  không sản xuất đủ GH, phát triển chậm hơn và có tầm vóc nhỏ hơn so với tuổi. Dư thừa GH thường nhất là do một khối u tuyến yên tiết ra GH (thường là lành tính). Quá nhiều GH có thể làm cho xương của trẻ em tiếp tục phát triển dài ra vượt quá tuổi dậy thì, kết quả là khổng lồ với chiều cao từ 7 feet (2.1 m). Những người có dư thừa GH cũng có thể có khuôn mặt đày lên, sức khỏe yếu, tuổi dậy thì bị trì hoãn, và nhức đầu. Khổng lồ là một tình trạng cực kỳ hiếm.
Mặc dù GH không gây tác động ở người lớn, nó đóng một vai trò trong việc điều chỉnh mật độ xương, khối lượng cơ, và chuyển hóa lipid. Thiếu hụt có thể dẫn đến giảm mật độ xương, khối lượng cơ ít hơn, và mức độ lipid thay đổi. Tuy nhiên, thử nghiệm cho sự thiếu hụt GH không phải là thường làm ở người lớn đã giảm mật độ xương và / hoặc sức mạnh cơ bắp giảm hoặc tăng lipid. Thiếu GH chỉ là một nguyên nhân rất hiếm hoi của những rối loạn này.
Dư thừa GH ở người lớn có thể dẫn đến bệnh to cực, dấu hiệu không phải kéo dài xương nhưng làm xương dày lên. Các triệu chứng như da dày lên, đổ mồ hôi, mệt mỏi, nhức đầu, và đau khớp là những triệu chứng có thể khó thấy lúc đầu, mức độ GH tăng có thể dẫn đến bàn tay và bàn chân to, xương mặt lớn, hội chứng ống cổ tay, và các cơ quan nội tạng bất thường. Dư thừa GH cũng có thể gây ra các khối u đường ruột. Nếu không điều trị, bệnh to cực và khổng lồ có thể dẫn đến các biến chứng như tiểu đường type 2, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm khớp, và nói chung, tuổi thọ giảm đáng kể.
Thử nghiệm kích thích và ức chế GH thường được sử dụng nhất để chẩn đoán bất thường GH. Hormone tăng trưởng được phóng thích bởi tuyến yên theo nhịp bùng lên trong suốt cả ngày,nên đo các nồng độ  GH ngẫu nhiên không phải là có ích cho lâm sàng.

2. Đặt tính sinh học của GH

Hormone tăng trưởng (GH) là một hormone peptid chuỗi đơn, gồm 191 gốc acid amin. GH cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường ở trẻ em. GH thúc đẩy sự phát triển xương một cách phù hợp từ sơ sinh đến tuổi dậy thì. Ở cả trẻ em và người lớn, GH giúp cơ thể điều hòa tốc độ sản sinh năng lượng từ thực phẩm (nhờ sự chuyển hóa) và tổng hợp các  chất béo, protein và glucose. GH cũng giúp điều hòa sự sản sinh các hồng cầu và làm tăng khối lượng cơ bắp.

Hormone tăng trưởng được sản xuất bởi thùy trước tuyến yên (anterior pituitary gland), một tuyến nhỏ nằm ở nền não. GH thường được giải phóng vào máu từng đợt (pules) trong suốt cả ngày và đêm với các mức độ cao nhất (peaks) xảy ra chủ yếu vào ban đêm. Vì vậy, nếu chỉ đo GH máu một lần duy nhất thì khó có thể giải thích và thường không hữu ích trong lâm sàng. Các giá trị sẽ cao hơn nếu mẫu được thực hiện trong một xung và thấp hơn nếu nó được thực hiện trong một khoảng thời gian giữa các xung. GH kích thích và ức chế kiểm tra được do đó thường được sử dụng để chẩn đoán bất thường GH.

3. Xét nghiệm hormone tăng trưởng GH là gì?

Xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH) là xét nghiệm đo nồng độ một loại hormone trong máu có tác dụng làm cho cơ thể lớn lên. Hormone tăng trưởng GH được sản xuất bởi tuyến yên. Hormone này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Lượng GH trong máu thay đổi trong ngày và bị thay đổi bởi các hoạt động luyện tập, ngủ, căng thẳng, và chế độ ăn uống.
Lượng hormone tăng trưởng GH quá cao có thể khiến một đứa trẻ phát triển cao hơn so với bình thường (hội chứng người khổng lồ). Lượng GH quá thấp có thể khiến các bé phát triển kém hơn so với bình thường (còi cọc – bệnh lùn). Cả hai bệnh lý này đều có thể được điều trị nếu phát hiện sớm.
Ở người lớn, lượng hormone tăng trưởng GH quá cao có thể là do khối u lành ở tuyến yên (u tuyến). Hậu quả của bệnh làm cho xương mặt, hàm, bàn tay và bàn chân phát triển lớn hơn bình thường (bệnh to đầu chi).

4. Vai trò của xét nghiệm hormone tăng trưởng GH

4.1. Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm kích thích GH

  • Nếu lượng hormone tăng trưởng GH không được kích thích một cách có ý nghĩa trong trình xét nghiệm kích thích GH (nghĩa là mức độ GH vẫn thấp hơn mức độ cần thiết) và người đó lại có dấu hiệu và triệu chứng thiếu hụt GH và có một mức độ IGF-1 thấp, thì người đó bị thiếu hụt GH (Teale JD 1994 [5]) và cần phải được điều trị.
  • Nếu mức độ TSH và T4 của một người là bất thường, thì người đó có thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp, bị suy tuyến yên hoặc suy giảm chức năng tuyến yên, các tình trạng này đều có thể gây nên các triệu chứng tương tự như thiếu hụt GH. Xét nghiệm hormone tăng trưởng GH cho sự thiếu hụt GH không nên được thực hiện trước khi chức năng tuyến giáp của một người được đánh giá. Một trẻ bị suy giáp cần được điều trị và tốc độ tăng trưởng của bé cần được đánh giá trước khi xét nghiệm hormone tăng trưởng GH được xem xét.
  • Nếu một người tập thể dục mạnh mẽ mà không có sự tăng mức độ GH, thì người đó có thể bị thiếu hụt GH. Phát hiện này sẽ cần phải được đánh giá thêm với các xét nghiệm khác.
Hormone tăng trưởng GH
Xét nghiệm hormone tăng trưởng GH giúp chẩn đoán bệnh lý tuyến yên chính xác

4.2. Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm kìm hãm GH

  • Nếu lượng hormone tăng trưởng GH của một người không bị kìm hãm một cách có ý nghĩa khi được xét nghiệm kìm hãm GH, nghĩa là vẫn cao mức độ cần thiết và người đó lại có các dấu hiệu và triệu chứng của sự dư thừa GH (như trong chứng khổng lồ hoặc bệnh to đầu chi) và có một mức độ IGF-1 cao thì có thể người đó sản xuất ra quá nhiều GH. Nếu một người có một khối u được phát hiện trên X-quang, CT scan hoặc MRI, thì có thể đó là một khối u tuyến yên (thường là lành tính). Ở một người đang đưE1c theo �õi một khối u đã biết từ trước, nếu mức độ GH tăng lên thì có thể có sự tái phát của khối u.
  • Các khối u tuyến yên là những nguyên nhân phổ biến nhất của sự sản xuất dư thừa GH, nhưng chúng cũng có thể gây ra thiếu hụt (Reddy SSK 2009 [4]). Sự hiện diện của một khối u tuyến yên có thể ảnh hưởng đến không chỉ đến sự sản xuất GH mà còn có thể ảnh hưởng đến sản xuất các hormone tuyến yên khác, chẳng hạn như ACTH (tăng trong hội chứng Cushing) hoặc prolactin. Nếu khối u tương đối lớn, nó có thể ức chế sự sản xuất của tất cả các hormon tuyến yên và gây tổn thương các mô xung quanh.

5. Những điểm cần lưu ý khi xét nghiệm hormone tăng trưởng GH

  • Một số thuốc có thể làm tăng lượng hormone tăng trưởng GH trong máu: Amphetamin, arginin, clonidin, dopamin, estrogen, glucagon, indomethacin, insulin, interferon, levodopa, niacin, thuốc ngừa thai uống, phenytoin.
  • Một số thuốc có thể làm giảm nồng độ GH: corticosteroid và các phenothiazin.
  • Nồng độ hormon tăng trưởng có thể thay đổi khi gắng sức, tình trạng dinh dưỡng, giấc ngủ và tình trạng stress.
  • Không nên lên kế hoạch xét nghiệm định lượng hormone tăng trưởng GH trước 48h kể từ khi bệnh nhân được làm một thăm dò chẩn đoán có sử dụng chất đồng vị phóng xạ.
  • Hormone tăng trưởng GH tổng hợp có thể được sử dụng để làm giảm bớt sự thiếu hụt GH ở trẻ em trong khi việc điều trị thuốc này với người lớn bị thiếu hụt hormone tăng trưởng GH còn đang gây nhiều tranh cãi. Sự kết hợp giữa phẫu thuật, thuốc và xạ trị có thể được sử dụng để điều trị các khối u tuyến yên gây nên sự sản xuất dư thừa GH.
  • Có thể có các biến chứng lâu dài do các bất thường về GH. Ví dụ, bệnh to đầu chi có thể gây các polyp đại tràng (làm tăng nguy cơ của mắc bệnh ung thư đại tràng), đái tháo đường, tăng huyết áp và bất thường về thị giác.
  • Cần lưu ý rằng phần lớn các trường hợp vóc người bé nhỏ không phải do thiếu hụt GH. Họ cũng có thể liên quan đến các tính trạng gia đình, nhiều loại bệnh và tình trạng hoặc các rối loạn di truyền khác. Đôi khi có thể gặp một người có thể có những triệu chứng liên quan với thiếu hụt GH nhưng mức độ GH bình thường hoặc tăng, điều này là do có sự kháng di truyền đối với GH. Trong trường hợp kháng GH, trong khi nồng độ GH là cao thì mức độ IGF-1 lại thấp.
  • Bên cạnh sự thiếu hụt GH, trẻ có thể được điều trị bằng GH thay thế nếu trẻ mắc những bệnh hay hội chứng sau đây:
    • Bệnh thận mãn tính
    • Hội chứng Prader Willi
    • Hội chứng Turner
  • Việc điều trị trẻ bằng hormone tăng trưởng GH thay thế ở những trẻ thấp bé nhưng không bị thiếu hụt GH vẫn còn đang tranh cãi, kể cả đối với người lớn thấp bé có hoặc không thiếu hụt GH, bởi vì các thuốc có thể có nguy cơ, tác dụng phụ, rất tốn kém và lợi ích còn chưa rõ ràng.
  • Hormone tăng trưởng GH thay thế đôi khi được sử dụng ở những người bị HIV/ AIDS, bị mất khối lượng cơ, để giúp duy trì trọng lượng cơ thể.
  • Vì hormone GH thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp ở người lớn nên nó có thể được sử dụng bởi một số người lớn như một chất tăng cường hiệu suất thể thao. Để phát hiện sự lạm dụng thuốc kích thích trong thể thao, các vận động viên có thể được xét nghiệm hormone tăng trưởng GH hoặc IGF-1 cùng với các xét nghiệm phát hiện loại thuốc tăng cường hiệu suất thể thao khác.

Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.