Khám sức khỏe định kỳ: Bao lâu khám 1 lần?

5 Tháng Hai, 2021

1. Vì sao nên khám sức khỏe định kỳ?

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, chỉ khi có sức khỏe con người mới có thể học tập, làm việc, vui chơi, sống vui vẻ và có ích. Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với sức khỏe bản thân. Phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả, nhẹ nhàng hơn chữa bệnh. Một người trông có vẻ ngoài khỏe mạnh nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Có những bệnh lý nghiêm trọng đôi khi phát hiện tình cờ khi siêu âm, chụp phim X-quang,... khi khám sức khỏe mặc dù người bệnh không hề có triệu chứng gì. Nếu các bệnh lý nghiêm trọng không được phát hiện sớm, khi phát hiện đã ở mức độ nặng thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Theo đó, việc khám sức khỏe định kỳ giúp mỗi người hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, bởi khi đi khám sức khỏe, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện thông qua khám tổng quát, khám chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, CT… Thông qua kết quả khám, các bác sĩ không những giúp đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn giúp dự đoán các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.
Khám sức khỏe giúp mỗi người hiểu về tình trạng và nguy cơ gây bệnh của mình
Việc phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm sẽ có cơ hội điều trị, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Ngoài ra, từ việc dự đoán sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, người khám sức khỏe sẽ được hướng dẫn thay đổi, điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

2. Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe hoặc tầm soát ung thư đối với những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình.
Tùy vào độ tuổi khi đến khám, ngoài các nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ còn thực hiện các dịch vụ khám và xét nghiệm chuyên biệt liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi, cụ thể như:

  • Ở độ tuổi 18-30, khám và xét nghiệm tập trung vào các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao như viêm gan Bviêm gan C, bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai; khám kiểm tra sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân.
  • Ở tuổi 30-40, tập trung tầm soát các bệnh lý có thể xuất hiện sớm ở độ tuổi này như bệnh tim mạch, đ%1i tháo đườngrối loạn lipid máugout,… Ở phụ nữ, sẽ được tầm soát ung thư phụ khoa.
  • Ở tuổi trung niên, khám tầm soát các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp,… và tầm soát các bệnh lý ung thư phổ biến như ung thư ganung thư dạ dàyung thư vòm họngung thư phổiung thư tuyến tiền liệt ở nam giới…
Nên tiến hành tầm soát ung thư định kỳ ở tuổi trung niên
Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh lý như ung thư, tim mạch, người hút thuốc lá, người thường xuyên uống rượu bia, lối sống ít vận động, ăn nhiều chất béo… nên khám sức khỏe thường xuyên hơn để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

3. Quy định khám sức khỏe định kỳ theo thông tư mới nhất

Sức khỏe không chỉ là tài sản riêng của mỗi người mà còn là tài sản chung của cơ quan, công ty, doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tập trung kinh doanh, sản xuất tốt khi sức khỏe của người lao động được quan tâm, đảm bảo đầy đủ. Quy định khám sức khỏe định kỳ theo thông tư mới nhất, thông tư 19/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, người lao động sẽ được khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp. Người lao động phải được bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với tình hình sức khỏe.
Theo luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng năm người lao động phải được khám sức khỏe ít nhất một lần. Đối với người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; người lao động là người khuyết tật; người lao động chưa thành niên hoặc người lao động cao tuổi cần được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. Ngoài ra, người lao động nữ phải được khám chuyên khoa sản. Người lao động trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động sẽ được cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động chi trả.
Người lao động phải khám sức khỏe tổng quát ít nhất một năm một lần

4. Nên khám sức khỏe định kỳ ở đâu?

Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.