1. Ký sinh trùng Toxoplasma là gì?
Chu trình phát triển của ký sinh trùng Toxoplasma được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn sinh sản xảy ra trong thời kỳ Toxoplasma đang ký sinh trên cơ thể mèo.
- Giai đoạn vô tính có thể xảy ra ở mèo hoặc các loài động vật máu nóng khác, bao gồm cả con người.
Mèo được coi là vật chủ chính, con người là vật thể trung gian của ký sinh trùng Toxoplasma.
2. Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma
- Nhức mỏi cơ.
- Nhức đầu.
- Sốt nhẹ.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Đau họng.
- Người mệt mỏi, không có sức.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể khoảng 1 – 2 tuần, ký sinh trùng tấn công có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cúm. Các triệu chứng này có thể diễn ra theo hai chiều hướng:
- Bệnh không tiến triển, các triệu chứng giảm dần và biến mất.
- Ký sinh trùng nhân lên và gây bệnh, biểu hiện rõ tại các cơ quan như: mắt, tim, não… thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già, người bị suy giảm miễn dịch.
4. Ký sinh trùng Toxoplasma lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?
Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng trước khi mang thai thì có thể lây bệnh cho thai nhi. Tuy nhiên, trẻ có thể không bị nhiễm bệnh hoặc có bệnh nhưng không có triệu chứng do sự phơi nhiễm trong tử cung. Cũng có trường hợp thai chết lưu do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Khoảng 30% thai nhi bị phơi nhiễm sẽ mắc bệnh, đa số là không có triệu chứng. Thời điểm nhiễm ký sinh trùng càng sớm thì bệnh càng nặng.
5. Bà mẹ mang thai nhiễm toxoplasmosis có nguy hiểm không?
Nguy cơ ký sinh trùng Toxoplasma lây truyền từ mẹ sang con cụ thể như sau:
- Nếu phụ nữ có thai nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma trong 3 tháng đầu: có 15% nguy cơ lây cho con.
- Nếu phụ nữ có thai nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma trong 3 tháng giữa: có 30% nguy cơ lây cho con.
- Nếu phụ nữ có thai nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma trong 3 tháng cuối: có 60% nguy cơ lây cho con.
Tuy khả năng lây nhiễm cao dần trong những tháng cuối nhưng mức độ ảnh hưởng của ký sinh trùng Toxoplasma đến thai nhi lại càng cao trong những tháng đầu. Đa số, trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh không có các dấu hiệu gì cho đến khi ở tuổi thiếu niên. Một số ít trẻ có dấu hiệu bệnh toxoplasmosis khi sinh với các triệu chứng bao gồm: nghe kém, chậm phát triển tâm thần, nhiễm trùng mắt…
6. Chẩn đoán thai nhi nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma
Nếu thai phụ được xác định là dương tính với ký sinh trùng Toxoplasma thì cần xác định xem thai nhi có bị lây không bằng các phương pháp như:
- Chọc ối: Thường được thực hiện an toàn sau tuần 15 thai kỳ. Bác sĩ sử dụng một cây kim nhỏ để rút một ít dịch ối ra và mang đi xét nghiệm tìm bằng chứng nhiễm Toxoplasma.
- Siêu âm: Siêu âm chi tiết tuy không thể chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, nhưng nó có thể cho thấy một số dấu hiệu của thai nhi như não úng thủy… Tuy nhiên, độ chính xác không cao.
Kể cả khi không phát hiện dấu hiệu bệnh thì thai nhi vẫn có khả năng đã lây ký sinh trùng. Do đó, thai nhi nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma cần được theo dõi trong suốt mười hai tháng đầu.
Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm, sẽ giúp người dân biết được tình trạng các chức năng của cơ thể cũng như lượng đường huyết trong cơ thể. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn Lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.