NGỨA CỔ HỌNG HO VỀ ĐÊM: LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC?

20 Tháng Năm, 2024

Một số người bị ngứa cổ họng ho về đêm, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn cũng trong tình trạng này, cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

1. Tại sao bị ngứa cổ họng ho về đêm?

Nguyên nhân chính gây ngứa cổ họng ho về đêm là bạn đang mắc một bệnh lý nào đó, chẳng hạn như:

Cảm cúm

Cảm cúm thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột. Khi bị cảm cúm, ngoài các triệu chứng như nghẹt mũi, ho thì bạn còn bị ngứa họng, nhất là khi về đêm. Tình trạng này kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, sau đó thuyên giảm và tự khỏi.

Viêm họng

Ngứa cổ họng ho về đêm cũng có thể do viêm họng. Kèm theo triệu chứng này là các triệu chứng khác rất dễ nhận biết như họng sưng đau, ho có đờm, nghẹt mũi, đau đầu, sốt cao và chán ăn do bị đau khi nuốt.

Ngứa cổ họng ho về đêm có thể do bị cảm cúm, viêm họng

Ngứa cổ họng ho về đêm có thể do bị cảm cúm, viêm họng 

Viêm xoang

Khi bị viêm xoang, nhất là xoang cạnh mũi thì bạn sẽ ngứa cổ họng và ho nhiều vào ban đêm, kèm theo đó là đau nhức vùng trán, đau họng khi nuốt, chảy nước mũi nhiều,… Tùy vào mức độ bệnh mà tình trạng kéo dài vài tuần hay thậm chí là vài tháng. Đặc biệt, nếu thời tiết thay đổi liên tục thì tình trạng càng nghiêm trọng. 

Dị ứng

Với những người cơ địa dị ứng thì hiện tượng ngứa cổ họng ho về đêm rất hay xảy ra, nhất là khi môi trường phòng ngủ không đảm bảo, chăn ga gối nệm, điều hòa, máy quạt bám nhiều bụi bẩn. Nói chung, bạn tiếp xúc càng nhiều với các tác nhân gây dị ứng thì biểu hiện càng nghiêm trọng. 

Hen suyễn

Người mắc bệnh hen suyễn thường xuyên ngứa họng và ho về đêm do niêm mạc ống phế quản bị sưng và thu hẹp. Nếu không theo dõi và kiểm soát được tình trạng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm kể cả khi đang ngủ. 

Trào ngược dạ dày

Ngoài các bệnh lý về hô hấp thì ngứa cổ họng ho về đêm cũng có thể do bệnh về tiêu hóa, cụ thể là trào ngược dạ dày. Khi nằm ngủ, axit dịch vị trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và hầu họng, lâu dài gây viêm tại đây, dẫn đến ngứa họng và ho. Nếu bạn ăn no hoặc ăn gần sát giờ đi ngủ thì rất dễ gặp phải tình trạng này. 

Trào ngược dạ dày cũng có thể gây ngứa cổ họng ho về đêm

Trào ngược dạ dày cũng có thể gây ngứa cổ họng ho về đêm

2. Khắc phục tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm

Khi bị ngứa cổ họng ho về đêm, bạn có thể áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng.

Súc miệng bằng nước muối

Bạn có thể dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý bán sẵn ở các tiệm thuốc để súc miệng hàng ngày. Đây là cách giảm ngứa cổ họng ho về đêm đơn giản mà hiệu quả, nhưng bạn cần lưu ý là sau khi ngâm và súc miệng (khoảng 10 giây) thì bạn nhổ đi, không được nuốt. 

Sử dụng mật ong nguyên chất

Để trị ngứa cổ họng ho về đêm cùng các vấn đề về hô hấp khác, bạn hãy dùng mật ong nguyên chất bằng cách ngậm trực tiếp hoặc pha nước ấm rồi uống. Uống 2 lần/ ngày vào mỗi sáng và tối sẽ mang lại hiệu quả tích cực do trong mật ong chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm.

Mật ong nguyên chất giúp giảm ho và ngứa rát họng

Mật ong nguyên chất giúp giảm ho và ngứa rát họng 

Dùng các loại thảo mộc

Một số loại thảo mộc có tác dụng làm giảm ngứa cổ họng ho về đêm như đương quy, cam thảo, cỏ ba lá đỏ, bạch quả,… Bạn có thể pha hoặc sắc với nước rồi uống khi còn ấm. Ngoài ra, nếu bị ho và đau họng do trào ngược thì bạn có thể pha tinh bột nghệ với mật ong hoặc sữa đặc rồi uống mỗi tối để làm thuyên giảm tình trạng. 

Dinh dưỡng hợp lý

Các bệnh về hô hấp dễ xảy ra hơn khi hệ miễn dịch yếu kém. Do đó, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả để cải thiện hệ miễn dịch, phòng chống lại các tác nhân gây bệnh, nhờ đó là tránh và hạn chế được tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm.

Dọn dẹp nhà cửa

Nếu ngứa cổ họng ho về đêm do dị ứng, hãy dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là phòng ngủ. Bạn cần thay chăn ga gối nệm hàng ngày cũng như vệ sinh máy lạnh, máy quạt để loại bỏ sạch sẽ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Bằng cách này, các vấn đề về hô hấp do dị ứng sẽ được cải thiện. 

Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hàng ngày cần tránh nói to, hét lớn để không kích thích vùng họng, đặc biệt là tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá. 

3. Ngứa cổ họng ho về đêm – khi nào cần đi khám?

Bạn không được chủ quan nếu bị ngứa cổ họng ho về đêm kéo dài vì điều này ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và để lại nhiều hậu quả. 

Hậu quả của ngứa cổ họng ho về đêm

Ngứa cổ họng ho về đêm trong thời gian dài khiến bạn bị mất ngủ nghiêm trọng nên tinh thần uể oải, người lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và kết quả học tập. 

Ngoài ra, ho và đau rát họng về đêm khiến bạn không dám ăn no vào buổi tối hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc ăn và nuốt. Lâu dài khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, sụt cân và suy nhược.

Nghiêm trọng hơn, ngứa cổ họng ho về đêm kéo dài làm tăng nguy cơ tổn thương dây thanh quản và ung thư vòm họng. Đây chính là biến chứng nguy hiểm mà bạn tuyệt đối không được chủ quan. 

Không được chủ quan nếu bị ngứa cổ họng ho về đêm nhiều

Không được chủ quan nếu bị ngứa cổ họng ho về đêm nhiều

Dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Nếu bạn bị ngứa cổ họng ho về đêm liên tục kèm các triệu chứng sau thì không nên trì hoãn việc đến gặp bác sĩ.

  • Sốt cao và sốt liên tục.
  • Thở khò khè, thở rít.
  • Mặt sưng và phù nề.
  • Ngứa ngáy, nổi mề đay.
  • Dùng thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Đăng trong Chưa phân loại