1. Hormone FSH là gì?
Nếu nghi ngờ bạn mắc phải PCOS, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện định lượng FSH máu (thường kết hợp chung với các xét nghiệm hormone khác) trước khi chẩn đoán. Phụ nữ trưởng thành thường có nồng độ FSH trong máu cao hơn, điều này cho thấy sự trưởng thành của buồng trứng. Bởi vì lúc này người phụ nữ rất cần một lượng lớn hormone cần thiết cho sự phát triển buồng trứng và kích thích noãn bào. Như vậy, định lượng FSH là gì và có ý nghĩa như thế nào?
2. Định lượng FSH ở nữ trong chu kỳ kinh nguyệt
Trên thực tế, FSH chỉ là một phần của sự thay đổi rất phức tạp của các hormone trong cơ thể, bao gồm hormone luteinizing (LH), estradiol và hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). FSH kích thích sự phát triển của noãn bào chưa trưởng thành. Khi bắt đầu phát triển, noãn bào giải phóng estradiol, từ đó gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường giải phóng GnRH và LH, thúc đẩy sự rụng trứng. Trước khi rụng trứng, nồng độ FSH đạt mức cực đại, kích thích buồng trứng và gây ra rụng trứng. Khi rụng trứng đã xảy ra, lượng FSH trở lại mức cơ bản hoặc giảm nhẹ dưới nồng độ bình thường.
Nói chung, nồng độ FSH liên quan mật thiết đến sự rụng trứng. Phụ nữ có lượng FSH quá thấp sẽ không thể xảy ra hiện tượng rụng trứng. Như vậy, khả năng mang thai sẽ như thế nào khi nhận được kết quả định lượng FSH ở nữ là quá thấp?
3. Hormone FSH và khả năng mang thai
Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ thường sử dụng một dạng hormone FSH để kích thích buồng trứng sản xuất noãn bào cho việc thụ tinh nhân tạo trong tử cung (hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung để cho thụ tinh – IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (tinh trùng và trứng được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh xảy ra trong ống nghiệm). Các hormone FSH này được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc tiêm, thường được gọi là Gonal-f, Follistim và Bravelle.
Nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy lo sợ khi phải tiêm thuốc để kích thích rụng trứng. Mặc dù liệu pháp tiêm thuốc có thể khiến cho tâm lý chị em thấy không thoải mái, nhưng điều quan trọng hơn là nó giúp cho bệnh nhân PCOS lấy lại cái quyền thiêng liêng nhất của người phụ nữ, đó là quyền “làm mẹ”.
4. Định lượng FSH đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng ở nữ
Đối với phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ FSH bắt đầu có xu hướng tăng. Bởi vì vào giai đoạn này, người phụ nữ có sự giảm đáp ứng của buồng trứng đối với các nội tiết tố hướng sinh dục FSH và LH, gây ra những rối loạn trong sự trưởng thành của các noãn bào. Điều này sẽ dẫn đến việc phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng không rụng trứng, hoặc rụng trứng khó khăn, không đều, cho thấy lượng trứng còn lại giảm dần.
Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài trung bình 4 năm và kết thúc khi phụ nữ không có kinh trong vòng 12 tháng. Sau đó, thời kỳ mãn kinh bắt đầu, nồng độ FSH giai đoạn này luôn tăng cao từ 30 mIU/mL trở lên.
5. Các nguyên nhân thay đổi nồng độ FSH
. Tăng nồng độ FSH
– Chứng to đầu chi
– Vô kinh nguyên phát
– Tình trạng không có một hay cả hai tinh hoàn (anorchism).
– Suy tuyến sinh dục (gonadal failure).
– Cường năng tuyến yên.
– Suy chức năng sinh dục (hypogonadism).
– Khối u vùng dưới đồi.
– Sau cắt tử cung.
– Hội chứng Klinefelter.
– Mãn kinh.
– Đang có kinh.
– Sau cắt bỏ tinh hoàn (orehiectomy).
– Suy chức năng buồng trứng.
– Khối u tuyến yên.
– Dậy thì sớm.
– Hội chứng Stein-leventhal (hay hội chứng buồng trứng đa nang).
– Suy chức năng tinh hoàn.
– Hội chứng Turner.
. Giảm nồng độ FSH
– Tăng sản tuyến thượng thận (adrenal hyperplassa).
– Vô kinh thứ phát
– Tình trạng chán ăn do tinh thần (anorexia nervosa).
– Chậm dậy thì.
– Giảm hormone hướng sinh dục (hypogonadotroplnism).
– Sau phẫu thuật cắt tuyến yên (hypophysectomy).
– Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
– Ung thư thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn.
– Trẻ trước tuổi dậy thì.
– Vô tinh trùng ở nam giới
XÉT NGHIỆM FSH Ở ĐÂU HIỆU QUẢ?