Nổi mụn ở bụng là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này không phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Thế nhưng, nếu thường xuyên diện kiểu trang phục ngắn như croptop, mụn tập trung ở vùng bụng dễ khiến bạn mất tự tin. Lúc này, việc chăm sóc da và trị mụn là điều cần thiết.
1. Nổi mụn ở bụng có nguy hiểm không?
Tuy không hay xuất hiện mụn như tại vùng da mặt nhưng vùng da bụng đôi khi vẫn mọc mụn, gây mất thẩm mỹ. Đây không phải hiện tượng quá hiếm gặp hay biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.
Mụn ở bụng hầu như không gây nguy hiểm
Thực tế, vùng da ở ngực và bụng thường chứa các nang lông, tuyến dầu có thể bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho mụn hình thành. Mụn mọc tại vùng bụng chủ yếu là mụn trứng cá. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng chúng lại khiến bạn mất tự tin khi diện kiểu trang phục ngắn, tôn vòng 2 như croptop.
2. Nguyên nhân khiến mụn nổi lên ở vùng bụng
2.1. Viêm nang lông
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nổi mụn ở bụng là tình trạng viêm nang lông. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là vùng da ở bụng bị ngứa, nổi mụn (vòng quanh nốt mụn thường có vòng đỏ). Nguyên nhân gây viêm nang lông tại vùng bụng là do các nang lông bị viêm nhiễm.
Viêm nang lông – một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn vùng bụng
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn, virus và nấm cũng được cho là tác nhân ảnh hưởng đến nang lông, làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn. Viêm nang lông không phải tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, bạn dễ gặp phải tổn thương nghiêm trọng hơn.
2.2. Lông mọc ngược
Lông mọc ngược được hiểu là hiện tượng các sợi lông có xu hướng cuộn tròn, mọc ngược trở lại da. Tình trạng lông mọc ngược cũng được xem như một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đỏ, đau rát, thậm chí nhiễm trùng.
Tình trạng lông mọc ngược có thể là nguyên nhân gây mụn ở bụng
Khi lông mọc ngược tại vùng bụng, mụn sẽ có điều kiện hình thành, gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Áp dụng phương pháp tẩy lông không phù hợp, nhổ lông không đúng cách khiến lông bị gãy được cho là những nguyên nhân khiến lông có xu hướng mọc ngược, gây mụn.
2.3. Tình trạng rôm sảy
Rôm sảy hay phát ban khiến làn da nổi vết sưng đỏ, tương tự như mụn nhỏ xuất hiện trên bụng hoặc những vùng da khác. Hiện tượng phát ban thường xảy ra khi hệ thống ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn dưới da, gây viêm nhiễm tạo điều kiện cho mụn hình thành. Mụn do rôm sảy thường ở dạng mẩn đỏ, tương tự như mụn trứng cá.
2.4. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc được xem như nguyên nhân khiến da kích ứng, tạo điều kiện để mụn nổi lên ở vùng bụng hoặc những vùng da khác. Tình trạng này thường xảy ra khi làn da tiếp xúc với yếu tố kích thích, khiến hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại.
Sử dụng sản phẩm tẩy rửa không phù hợp, da tiếp xúc với vải dễ gây kích ứng, thuốc, thực phẩm,… thường là những tác nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng viêm da tiếp xúc, gây mụn.
2.5. Rối loạn nội tiết tố
Bên cạnh 4 nguyên nhân kể trên, hiện tượng nổi mụn ở bụng còn có thể là do rối loạn nội tiết tố. Trong đó, người đang trong tuổi dậy thì, cơ thể đang trải qua các đợt thay đổi nội tiết tố, bã nhờn có xu hướng tiết ra nhiều hơn, tạo điều kiện cho mụn trứng cá hình thành ở bụng và những vùng da khác.
Ngoài ra, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng là đối tượng dễ bị rối loạn nội tiết. Cụ thể, nồng độ hormone thường thay đổi khi chị em mang bầu, lượng progesterone có xu hướng tăng, tạo điều kiện cho mụn hình thành. Bên cạnh một bụng, mụn có thể xuất viện tại các vùng da khác trên cơ thể.
3. Cách loại bỏ mụn ở bụng
Để loại bỏ mụn ở bụng, bạn nên kết hợp điều trị tại chỗ bằng sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, chườm khăn ấm và tẩy tế bào chết cũng là biện pháp bạn có thể áp dụng. Cụ thể:
- Điều trị tại chỗ: Sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da chứa benzoyl peroxide, axit salicylic sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, làm tình trạng viêm nhiễm, điều trị mụn. Những thành phần này thường chứa trong một số loại kem dưỡng, gel, sữa rửa mặt.
- Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng: Loại bỏ tế bào chết tại vùng da bụng sẽ giúp làm giảm tình trạng lỗ chân lông bị bế tắc, giảm hình thành mụn.
- Chườm khăn ấm: Bạn có thể sử dụng bông mềm thấm nước ấm, đắp lên vùng bụng bị mụn khoảng 5 đến 10 phút. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần/ngày.
Bạn có thể điều trị mụn tại chỗ và một số sản phẩm chứa axit salicylic
4. Làm thế nào để hạn chế mụn xuất hiện ở mụn?
Để hạn chế phần nào tình trạng nổi mụn ở bụng, bạn nên chú ý lựa chọn trang phục phù hợp, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng sản phẩm chăm sóc da lành tính, duy trì lối sống lành mạnh. Cụ thể:
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Bạn không nên mặc trang phục bó quá sát. Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên trang phục thoáng mát, hạn chế tình trạng da ma sát với bề mặt vải, gây kích ứng.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể: Hàng ngày, bạn nên chú ý vệ sinh cơ thể bao gồm cả vùng da bụng bằng sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng nhằm loại bỏ dầu thừa, vi khuẩn, mồ hôi.
- Sử dụng sản phẩm thân thiện với da: Bạn hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa thành phần hóa học dễ gây kích ứng da.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Để duy trì hệ miễn dịch của cơ thể trong phòng chống bệnh tật, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ chất, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, ngủ sớm và đủ giấc.
- Vệ sinh bồn tắm thường xuyên: Bồn tắm thường là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây viên nang lông, khiến mụn xuất hiện tại bụng và các vùng da khác trên cơ thể. Do vậy để loại bỏ những loại vi khuẩn này, bạn cần tiến hành vệ sinh bồn tắm thường xuyên.
Bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da lành tính
Nổi mụn ở bụng là hiện tượng khá thường gặp. Trong phần lớn các trường hợp, mụn xuất hiện tại vùng bụng không gây nguy hiểm mà chỉ gây mất thẩm mỹ.