SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHỮNG THỨ LIÊN QUAN

16 Tháng Sáu, 2023

1. Khi nào thì chỉ định xét nghiệm sốt xuất huyết? 

Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue và vật trung gian lây truyền virus này sang cho con người là loài muỗi vằn (tên khoa học: muỗi Aedes aegypti). 

Ở giai đoạn đầu khi mới khởi phát, bệnh thường có biểu hiện gần giống với các bệnh khác như sốt, sởi, rubella nên rất dễ gây nhầm lẫn. Vì thế để biết chính xác liệu mình có đang bị sốt xuất huyết hay không, mọi người nên thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết.

Sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết?

Triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết chính là sốt. Thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh diễn ra từ  ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 (tính từ lúc bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên). Vì vậy bạn có thể đi làm xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 bắt đầu từ khi xuất hiện cơn sốt đầu tiên. Tuy nhiên, trong đợt dịch sốt xuất huyết bùng phát thì bạn nên xét nghiệm sớm hơn: khoảng 24h – 48h sau khi xuất hiện cơn sốt đầu tiên. Cần chú ý rằng: nếu xét nghiệm sớm quá thì có thể xuất hiện tình trạng âm tính giả.

Các biểu hiện của sốt xuất huyết theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn sơ nhiễm:
  • Bệnh nhân sốt cao trên 38 độ C, cơn sốt khó hạ;
  • Đau nhiều vị trí trên cơ thể (đau nhức vùng đầu, hốc mắt, khớp và  mỏi cơ);
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Trên da xuất hiện các nốt chấm ban đỏ li ti và ngứa.
  • Giai đoạn tiến triển:
  • Xảy ra tình trạng xuất huyết gây tổn thương các mạch máu và các hạch bạch huyết, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da và nôn ra máu;
  • Trên da có các vết bầm tím đi kèm với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đau đầu.
  • Giai đoạn xuất huyết dengue:
  • Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất với các triệu chứng như  tràn dịch phổi, sốt, đau đầu, xuất huyết não và xuất huyết nội tạng;
  • Huyết áp thấp, huyết tương tràn ra khỏi thành mạch máu dẫn tới hiện tượng sốc và nhiễm trùng nhiều nơi.

2. Chẩn đoán sốt xuất huyết bằng các loại xét nghiệm nào? 

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1: 

Đây là phương pháp được thực hiện vào khoảng thời gian nghi ngờ nguy cơ nhiễm bệnh trong 3 ngày đầu. Có một đặc điểm là nồng độ kháng nguyên Dengue NS1 trong máu sẽ giảm sau 3 ngày đầu nên nếu xét nghiệm sau thời điểm này thì sẽ cho ra kết quả âm tính giả. Tức là cơ thể có nhiễm virus nhưng kết quả vẫn là âm tính, không bị bệnh.

Xét nghiệm kháng thể IgG: 

Trong trường hợp cần kiểm tra tiền sử mắc sốt xuất huyết trước đó của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành xét nghiệm kháng thể IgG và thường thì xét nghiệm này không được sử dụng để chẩn đoán bệnh giai đoạn cấp tính.

Kháng thể IgG sẽ hiện diện trong cơ thể người sau 7 ngày mắc bệnh. Chúng sẽ tồn tại và bảo vệ cơ thể đến hết đời.

Xét nghiệm kháng thể IgM:

Phương pháp này được áp dụng đối với những người đã sốt khoảng 3 – 5 ngày từ khi nhiễm virus sốt xuất huyết. Bước sang giai đoạn cấp tính, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra một loại kháng thể tên là IgM có chức năng chống lại virus. Vì vậy khả năng tạo ra kháng thể của người bệnh sẽ là yếu tố chính quyết định kết quả của xét nghiệm.

3. Xét nghiệm bổ sung trong chẩn đoán sốt xuất huyết

Bên cạnh 3 phương pháp cơ bản nêu trên, để chẩn đoán sốt xuất huyết thì còn ứng dụng các loại xét nghiệm bổ sung khác giúp kết quả chẩn đoán được chính xác hơn, hỗ trợ cho phương án điều trị sau này. Cụ thể đó là:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: mục đích  của xét nghiệm này là xác định  trong máu của người bệnh có bao nhiêu tiểu cầu. Trong trường hợp giảm tiểu cầu và tăng hematocrit thì có nghĩa là bệnh đang xấu đi. Xét nghiệm này rất có giá trị đối với việc chẩn đoán, tiên lượng và điều trị sốt xuất huyết;
  • Xét nghiệm CRP: đánh giá nguy cơ bội nhiễm khi mắc sốt xuất huyết;
  • Xét nghiệm Albumin: gan là cơ quan có nhiệm vụ tiết ra Albumin. Đây là loại protein giữ vai trò duy trì tính thẩm thấu keo trong máu, đồng thời sản xuất ra các axit amin tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở các tế bào. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Albumin khi phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm virus Dengue ở người bệnh và kiểm tra tình trạng huyết tương tràn khỏi mạch máu từ đó đưa ra các phương án xử lý phù hợp;
  • Xét nghiệm điện giải đồ: nhằm xác định hàm lượng ion K+, Na+, Cl- giúp kiểm tra cơ thể người bệnh liệu có đang bị rối loạn điện giải hay không;
  • Xét nghiệm chức năng thận (các chỉ số Ure, Cystatin C, Creatinine, Micro Albumin niệu) : kiểm tra nguy cơ biến chứng hoặc tổn thương tại thận do sốt xuất huyết gây nên.
  • Xét nghiệm chức năng gan (xét nghiệm GGT, ALT, AST): kiểm tra nguy cơ biến chứng hoặc tổn thương tại gan do sốt xuất huyết.

4.  Phản ứng với các kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết  

Trong trường hợp xét nghiệm có kết quả là dương tính có nghĩa là người bệnh đã mắc sốt xuất huyết, cần tuân theo các hướng dẫn điều trị tại nhà hoặc nhập viện.

Đối với những  người có kết quả âm tính, tuy nhiên các triệu chứng của người bệnh cho thấy dấu hiệu tương tự như sốt xuất huyết và có yếu tố dịch tễ thì cần theo dõi và xét nghiệm lại để đảm bảo tính chính xác. Ngay kể cả khi âm tính thì bạn vẫn cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh.

Tóm lại bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn và những người xung quanh có các dấu hiệu cảnh báo nhiễm virus sốt xuất huyết, hãy chủ động đi khám và làm xét nghiệm để điều trị kịp thời, tránh rủi ro biến chứng nguy hiểm về sau. 

Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết và những phương pháp xét nghiệm bạn nên thực hiện trong chẩn đoán bệnh. 

Để được biết thêm thông tin bổ ích hãy liên hệ với Trung tâm xét nghiệm Y khoa Dr.Labo.
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.