1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam thường là do:
– Khi mang thai, các hormone thai kỳ là estrogen và progesterone gia tăng nhanh chóng. Lượng máu trong cơ thể cũng sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ lẫn thai nhi. Các mạch máu ở mũi giản nở, máu được sản xuất và cung cấp nhiều hơn bình thường sẽ tạo nhiều áp lực lớn lên các thành mạch gây ra hiện tượng chảy máu cam khi mang thai.
– Khi thời tiết thay đổi hay trong giai đoạn chuyển mùa trở nên lạnh khô, bà bầu gặp phải các căn bệnh như viêm xoang, cảm cúm, dị ứng hoặc màng nhầy trong mũi bị khô do thời tiết lạnh, ngồi phòng máy lạnh…. cũng đều có thể bị chảy máu cam.
– Hiện tượng bà bầu chảy mái cam có thể được gây ra bởi các chấn thương và các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc bệnh rối loạn đông máu.
– Bà bầu sử dụng một số loại thuốc chống viêm không có steroid, thuốc làm thông mũi hoặc thuốc xịt mũi cũng có thể là nguyên nhân chảy máu cam khi mang thai.
2. Bà bầu bị chảy máu cam có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bi chảy máu cảm khi mang thai khi gây nguy hiểm cho thai phụ. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể làm tăng nguy cơ bi bị băng huyết sau sinh. Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10% phụ nữ bị chảy máu cam khi đang mang thai sẽ bị băng huyết sau sinh. Trong khi ở nhóm phụ nữ không bị chảy máu cam thì tỷ lệ băng huyết sau sinh là 6%. Tuy vậy, chưa có bằng chứng nào khẳng định hiện tượng chảy máu cam khi mang thai sẽ dẫn đến biến chứng này.
3. Làm gì khi bị chảy máu mũi khi mang thai
Mẹ bầu có thể dễ dàng xử trí nếu máu chảy từ những mạch máu nhỏ phía trước mũi. Tuy nhiên, nếu vỡ các mạch máu lớn thì tình trạng có thể nghiêm trọng hơn và khó có thể cầm máu được. Mẹ bầu có thể thử những cách sau khi bị chảy máu mũi:
– Ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10-15 phút và thở bằng miệng
– Nghiêng người về phía trước, để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng của mẹ bầu. Cách này sẽ làm giảm lượng máu đi xuống cổ họng và dạ dày, giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác buồn nôn.
Máu cam bình thường sẽ tự động ngưng chảy sau khoảng 20 phút. Để tình trạng không bị chảy máu cam tiếp diễn trong vòng 24 giờ tiếp theo, mẹ bầu nên hạn chế:
– Làm những vận động mạnh như tập thể dục
– Thổi, ngoáy mũi hay dụi mũi mạnh
– Uống rượu hoặc đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi.
4. Ăn gì khi bị chảy máu cam khi mang thai:
Thực phẩm nên ăn:
Theo các chuyên gia sức khỏe, 4 vitamin và khoáng chất quan trọng sau giúp cầm máu tốt cũng như ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam hiệu quả:
– Vitamin K: Đảm bảo tình trạng đông máu ổn định, thiếu vitamin K dễ khiến bạn bị chảy máu cam. Thực phẩm giàu vitamin K: rau lá xanh đậm, hành lá, cải bruxen, bắp cải, tỏi, dưa leo…
– Vitamin C: Giúp ngăn bệnh scorbut gây ra chảy máu trong đó có chảy máu cam. Thực phẩm giàu vitamin C: rau lá xanh, ớt chuông, bông cải xanh, quả mọng, trái cây họ cam quýt…
– Sắt: Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, dễ gây bầm tím và tăng nguy cơ chảy máu cam. Thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt… là những thực phẩm tốt người bị chảy máu cam nên ăn.
– Kali: Điều hòa chất lỏng cơ thể, ngăn ngừa mất nước, tránh các mô trong mũi bị khô gây chảy máu cam. Thực phẩm giàu kali nên bổ sung là chuối, bơ, cà chua…
Ngoài 4 nhóm thực phẩm trên, một chế độ ăn uống cân bằng arbonhydrat với các thực phẩm (kiều mạch), thực phẩm chứa protein lành mạnh (đậu nành, rau xanh như cải bó xôi và cải xanh), các thực phẩm khác như cần tây, măng, rong biển, chuối, mật ong, đậu xanh, hạt hướng dương,… cũng rất cần thiết đối với người hay bị chảy máu cam.
Thực phẩm nên tránh:
Nếu mẹ bầu hay bị chảy máu cam thì bên cạnh những thực phẩm nên ăn cũng cần hạn chế các thực phẩm sau:
– Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, béo ngậy
– Thức ăn cay nóng
– Đồ uống có caffein.
Chảy máu cam khi mang thai có hơi phiền phức và ảnh hưởng đến cuộc sống mẹ bầu. Nhưng tình trạng này phần lớn chỉ là nhất thời và sẽ tự khỏi sau khi sinh con nên các mẹ bầu có thể yên tâm nhé. Nếu thường xuyên bị chảy máu cam khi mang thai thì bạn nên đến khám bác sĩ để tránh những tình huống xấu xảy ra.