Albumin là một protein giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi và chuyển hóa. Lượng albumin trong cơ thể sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của một người. Xét nghiệm albumin lúc này là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán các bệnh lý hoặc theo dõi, đánh giá kết quả của quá trình điều trị.
1. Thế nào là xét nghiệm albumin và vai trò của albumin trong cơ thể
Albumin là một loại protein huyết thanh quan trọng, nó chiếm khoảng 60 – 80% tổng số protein trong cơ thể. Albumin được sản xuất bởi gan, với định lượng khoảng 10,5g mỗi ngày. Ở những người khỏe mạnh, albumin được sản xuất và duy trì ổn định nồng độ trong máu để thực hiện nhiều chức năng quan trọng như:
-
Duy trì áp suất keo của máu, ngăn hiện tượng nước thấm qua thành mạch ra ngoài gian bào.
-
Tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở ngoại vi bằng cách cung cấp các axit amin.
-
Vận chuyển các chất có phân tử lượng nhỏ trong cơ thể: bilirubin, hormon steroid, hormon giáp, axit béo, thuốc và nhiều sản phẩm khác sinh ra trong quá trình chuyển hóa.
Khi hàm lượng albumin trong máu thay đổi tức là có dấu hiệu của sự tổn thương hoặc rối loạn hoạt động của cơ thể. Albumin trong máu tăng lên khi cơ thể bị mất nước. Ngược lại, albumin máu giảm khi chức năng sản xuất albumin của gan bị ức chế, do albumin bị phân hủy nhiều hoặc bị đào thải qua nước tiểu. Tất cả những trường hợp xét nghiệm albumin máu cho kết quả bất thường đều cần chú ý và điều trị kịp thời.
Như vậy, xét nghiệm albumin là một phương pháp giúp xác định hàm lượng albumin trong máu để hỗ trợ trong chẩn đoán các bệnh lý của cơ thể hoặc theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh nhân trong quá trình điều trị. Xét nghiệm albumin cũng là công cụ quan trọng giúp đánh giá chức năng gan, thận.
2. Các bệnh liên quan đến thay đổi chỉ số albumin
Chỉ số albumin trong máu luôn được duy trì ổn định và biến động trong giới hạn cho phép. Chỉ số albumin bình thường ở người lớn là 35 – 50 g/L. Nếu hàm lượng albumin trong máu thay đổi thì bệnh nhân có thể đang gặp phải các vấn đề bệnh lý như:
Albumin máu tăng cao: Do mất nước.
Albumin máu giảm: thường gặp trong các trường hợp mắc bệnh gan (xơ gan, bệnh gan do rượu,…), tiểu đường, tổn thương cầu thận, suy thận, bệnh nhân bị sốc, suy dinh dưỡng, viêm, đặc biệt là sau phẫu thuật. Ngoài ra, các trường hợp bỏng, bệnh đường ruột, lupus ban đỏ, nhược giáp, suy tim, đa u tủy xương,… cũng có khả năng làm giảm hàm lượng albumin máu.
Ngoài các tình trạng bệnh lý nói trên, các trường hợp sau đây cũng có thể cho kết quả xét nghiệm albumin máu bất thường:
-
Albumin máu giảm ở phụ nữ có thai trong khi đó Globulin máu lại tăng.
-
Buộc garo lâu có thể làm tăng chỉ số albumin trong máu.
-
Chế độ dinh dưỡng giàu đạm có thể làm tăng albumin máu.
-
Một số thuốc có tác dụng làm tăng hoặc giảm lượng albumin máu.
-
Người hiến máu trong thời gian gần đây cũng có thể có chỉ số albumin máu tăng.
3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm albumin?
Xét nghiệm albumin máu được thực hiện khi bác sĩ muốn kiểm tra chức năng gan, thận và các cơ năng khác của cơ thể. Xét nghiệm này thường được chỉ định cho người có các triệu chứng như:
-
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không tiêu.
-
Sút cân nhanh và nhiều.
-
Vàng da, vàng mắt.
-
Sưng phù tay chân, mắt, bụng.
Xét nghiệm albumin thường được thực hiện cùng nhiều xét nghiệm khác như AST, ALT, GGT, bilirubin nhằm đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của gan, thận. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được tiến hành cùng xét nghiệm prealbumin để kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
5. Xét nghiệm albumin ở đâu nhanh chóng, chính xác?
Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.