TĂNG HUYẾT ÁP: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

11 Tháng Sáu, 2024

Tăng huyết áp là tình trạng bất thường về sức khỏe rất phổ biến. Bệnh có biểu hiện thầm lặng nhưng lại vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Dưới đây là những triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh.

1. Tăng huyết áp là gì?

Áp lực dòng máu đối với thành mạch được gọi là huyết áp. Một người được cho là tăng huyết áp (HA) khi kết quả huyết áp lớn hơn 140/90mmHg.

Đo huyết áp để kiểm tra sức khỏe

Đo huyết áp để kiểm tra sức khỏe

Tình trạng tăng huyết áp thường tiến triển qua nhiều năm tháng mà người bệnh không hề hay biết nếu không thường xuyên đo huyết áp. Phần lớn các trường hợp phát hiện ra bệnh là do tình cờ hoặc khi người bệnh đã xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Khi không kiểm soát và điều trị, tình trạng tăng huyết áp sẽ gây ra những vấn đề như nhồi máu cơ tim, suy thận,…

Có thể chia thành 2 loại bệnh là tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp thứ phát (là những trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp). Trong đó, phần lớn bệnh nhân là thuộc thể bệnh tăng huyết áp vô căn, nghĩa là không xác định được nguyên nhân gây bệnh. 

Tăng HA thứ phát thường do một số nguyên nhân gây bệnh như sau: 

  • Các bệnh lý về thận, chẳng hạn như viêm cầu thận, hẹp động mạch thận,…
  • Các bệnh nội tiết như cường giáp, u tủy thượng thận,…
  • Bệnh tim mạch như hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp xơ vữa động mạch,…
  • Do thuốc. 
  • Do ngộ độc thai nghén, tình trạng rối loạn thần kinh hay một số nguyên nhân khác. 

Tùy thuộc vào mức độ tăng mà các bác sĩ sẽ phân loại những cơn tăng HA thành: 

  • Cơn tăng HA cấp cứu là những trường hợp huyết áp tăng trên 180/120mmHg cùng với đó là những bằng chứng cho thấy tổn thương cơ quan đích, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, tổn thương võng mạc,…
  • Cơn tăng HA khẩn cấp: Thường chưa gây hại cho cơ quan đích. 

Tăng huyết áp khẩn cấp và cấp cứu đều là những trường hợp nguy hiểm, cần được điều trị sớm để hạn chế gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

2. Triệu chứng tăng huyết áp

Phần lớn bệnh nhân bị tăng huyết áp đều không có biểu hiện gì đặc biệt trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải một số bệnh lý như sau:

– Đau đầu, choáng váng. 

– Khó thở. 

– Đôi khi có cơn tăng huyết áp.

– Một số triệu chứng tổn thương cơ quan đích như đau ngực dữ dội, tiểu máu, nhìn mờ, liệt nửa người,… Tuy nhiên, khi có những biểu hiện này thì tiên lượng của người bệnh thường không tốt. 

Người thừa cân có nguy cơ bị tăng huyết áp

Người thừa cân có nguy cơ bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng những đối tượng sau được đánh giá là có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn những đối tượng khác: 

  • Nam giới.
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh. 
  • Trong gia đình đã từng có người bị tăng huyết áp. 
  • Béo phì, thừa cân.
  • Người ít vận động. 
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Người có thói quen ăn quá mặn.
  • Thường xuyên gặp căng thẳng. 
  • Uống nhiều rượu, bia.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính, ngưng thở khi ngủ,…

3. Biện pháp chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, cần đo huyết áp theo quy trình chuẩn tại phòng khám hoặc tự đo ở nhà, đo Holter huyết áp để theo dõi HA 24h. Một người được chẩn đoán là tăng huyết áp khi: 

– Kết quả huyết áp đo tại phòng khám ≥ 140/90mmHg.

– Kết quả đo huyết áp bằng máy Holter: Kết quả HA trung bình ngày lớn ≥ 135/85 mmHg. Kết quả HA trung bình vào ban đêm ≥ 120/70mmHg.

– Đo huyết áp tại nhà nhiều lần cho kết quả lớn hơn hoặc bằng 135/85 mmHg.

Dùng thuốc điều trị để ổn định đường huyết

Dùng thuốc điều trị để ổn định đường huyết

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh cần điều trị suốt đời. Trong đó, biện pháp điều trị bệnh phổ biến và hiệu quả nhất là dùng thuốc. Bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn mỗi ngày, không nên chờ đến khi nào bị cao huyết áp mới uống thuốc. 

Hiện nay, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp thường được sử dụng, đó là: 

– Thuốc chẹn kênh calci: Một số loại thuốc có thể kể đến như amlodipine, felodipin, nifedipin,… Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tình trạng phù chân,… Lưu ý không dùng thuốc Nifedipin nhỏ dưới lưỡi vì cách dùng thuốc này có thể khiến người bệnh bị hạ huyết áp

– Nhóm ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1: Những loại thuốc trong nhóm này có thể gây hạ huyết áp hiệu quả nhưng có thể gây ho khan, với nhóm thuốc ức chế thụ thể không gây tác dụng phụ là ho khan nhưng giá thành khá cao.

– Nhóm chẹn beta giao cảm: Với những loại thuốc, trong nhóm thuốc này, bệnh nhân không nên dùng bắt đầu từ liều cao mà cần phải dùng liều thấp trước, sau đó tăng liều dần.

– Thuốc lợi tiểu: Trong nhóm các loại thuốc lợi tiểu thì thuốc thiazide là loại thuốc thường được sử dụng nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý, dù mang lại hiệu quả điều trị nhưng thuốc có thể gây rối loạn điện giải và chuyển hóa.

4. Phòng ngừa tăng huyết áp bằng cách nào?

Thường xuyên kiểm tra huyết áp là cách phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp. Mọi người trong gia đình có thể tự đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử cá nhân hoặc đo huyết áp trong những lần kiểm tra sức khỏe tại các cơ quan y tế. 

Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

– Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn và thường xuyên ăn rau củ quả, hạn chế những loại thức ăn có chứa nhiều cholesterol và axit béo no, ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều kali và các yếu tố vi lượng.

 Duy trì cân nặng ở mức ổn định. Trường hợp bị thừa cân, nên tích cực giảm cân. 

– Hạn chế uống rượu, bia.

-Tăng cường vận động và tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe đạp,…

– Không nên lo lắng quá mức, căng thẳng thần kinh. Cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức. Hạn chế bị lạnh đột ngột.

Đăng trong Chưa phân loại